"Di ảnh" của bà Tuyến trong đám tang giả - Ảnh: K.T.
Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), mừng cưới hay phúng điếu đám tang là phong tục tập quán trong dân gian. Việc mừng cưới hay phúng điếu bao nhiêu tiền là tự nguyện, tùy tâm mỗi người, không ai ép buộc người đến đám cưới hay đi đám ma phải phúng điếu.
Việc giả chết hay cưới giả là có dấu hiệu gian dối. Tuy nhiên, tổ chức đám tang giả, đám cưới giả nhằm mục đích gì thì cơ quan chức năng cần làm rõ để có hướng xử lý phù hợp.
Trường hợp có người tổ chức đám tang giả, đám cưới giả để thu tiền hoặc tài sản từ việc này thì có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Đặc điểm hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà người bị hại không biết. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
Còn luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc giả chết, cưới giả là có dấu hiệu gian dối. Song, hành vi này có cấu thành tội lừa đảo hay không thì chưa thể khẳng định được. Bởi còn phải căn cứ mục đích, ý thức của người tổ chức đám ma, đám cưới giả.
Theo phong tục ở Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng, tiền mừng hay phúng điếu là một khoản nợ nhau. Anh mừng tôi khi có việc thì đến lúc anh có việc tôi lại mừng anh. Việc này là tự nguyện và tùy tâm, không ai ép ai nên rất khó chứng minh người tổ chức đám ma giả nhằm mục đích thu lợi, bởi không ai biết được người khác có đến mừng hay phúng điếu hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận