Phóng to |
Lực lượng liên quân không kích con đường giữa thị trấn Benghazi và Ajdabiyah (miền đông Libya) ngày 20-3 - Ảnh: AFP |
Phóng to |
Đồ họa: V.Cường |
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nhiệm vụ của giai đoạn này là tập trung vào việc bảo vệ dân thường và hỗ trợ nỗ lực nhân đạo theo nghị quyết của HĐBA LHQ chứ không nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Ông Mullen cũng cho biết mục tiêu của liên quân “trong ngày tới” là cắt nguồn cung hậu cần cho lực lượng của ông Gaddafi.
Cùng ngày, một quan chức an ninh quốc gia của Mỹ cho biết sau đợt không kích đầu tiên của Mỹ và liên quân vào Libya, hệ thống phòng không của các lực lượng ủng hộ ông Gaddafi đã bị “hư hại nghiêm trọng” và khó có thể phỏng đoán ông Gaddafi và lực lượng ở dưới mặt đất có thể làm gì để đối phó với các đợt không kích.
Lực lượng ủng hộ đại tá Gaddafi Bộ binh: Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, Libya có khoảng 45.000 quân với khoảng 5.000 xe tăng và một lực lượng bán quân sự 45.000 quân bao gồm các lính đánh thuê châu Phi và một số bộ tộc. Lực lượng phòng không: 15.000 lính với khoảng 400 súng chống máy bay, 216 tên lửa đất đối không. Không quân: 8.000 lính và 260 máy bay chiến đấu (chỉ khoảng 40 chiếc có thể cất cánh), 117 trực thăng và 83 máy bay vận chuyển. Ngoài ra, Libya còn có 45 máy bay ném bom nhưng không rõ bao nhiêu chiếc còn có thể hoạt động. Hải quân: Khoảng 8.000 quân, 17 tàu chiến, 10 tàu tuần tra và 4 tàu đổ bộ. Vũ khí hóa học: Theo Tổ chức Ngăn cấm các vũ khí hóa học (OPCW) thuộc Liên Hiệp Quốc, Libya đã phá hủy kho vũ khí hóa học này vào năm 2004 dưới sức ép của Mỹ và Anh khi Libya muốn làm thân trở lại với phương Tây. Thế nhưng, OPCW cho rằng ông Gaddafi đang cất giấu 10 tấn hóa học gọi là khí gas mù tạt. |
Đây là sự can thiệp quân sự quốc tế lớn nhất vào thế giới Ả Rập kể từ cuộc xâm lược Iraq.
Loạt tấn công đầu tiên đã phá hủy xe tăng và xe bọc thép ở đông Libya. Chỉ vài giờ sau, tàu chiến và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã bắn hơn 110 tên lửa hành trình Tomahawk vào hơn 20 mục tiêu bên bờ biển Libya, nhằm dọn đường cho lực lượng tuần tra trên không tấn công không quân Libya.
Thiếu tướng John Lorimer, người phát ngôn quân sự Anh, cho biết máy bay chiến đấu Anh đã ném bom Libya. Tiếng súng phòng không có thể được nghe thấy trên bầu trời Tripoli.
Đài truyền hình nhà nước Libya thông báo các khu vực dân sự ở thủ đô và hệ thống tích trữ nhiên liệu cung cấp cho vùng Misurata đã bị tấn công. 64 người thiệt mạng và 150 người bị thương, khoảng 14 xe tăng, 20 xe bọc thép, 2 xe tải cùng nhiều súng phóng rốckét và hàng chục xe tải nhỏ đã bị phá hủy.
Ở Tripoli, hàng ngàn người đã tụ tập tại cung điện Bab al-Azizia, đại bản doanh ở thủ đô. Ông Gaddafi thề sẽ chiến đấu lâu dài, vũ trang cho hàng triệu dân thường để bảo vệ đất nước, chống lại cái mà ông gọi là “sự xâm lược thực dân của các lực lượng phương Tây”.
“Giờ cần phải mở tất cả kho hàng và kho vũ khí, tất cả mọi loại vũ khí cần được trao cho người dân để bảo vệ sự độc lập, thống nhất và danh dự của Libya" - ông Gaddafi tuyên bố trên đài truyền hình ít giờ sau khi vụ tấn công bắt đầu.
Ông khẳng định Bắc Phi và Địa Trung Hải đã trở thành “chiến trường” và Libya sẽ thực hiện quyền tự vệ của mình theo điều 51 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
"Lợi ích của các quốc gia đang bị nguy hiểm kể từ giờ phút này tại Địa Trung Hải vì thái độ gây sự và khùng điên này" - ông nói.
Ông cho rằng HĐBA LHQ và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm dừng thái độ bất công và khiêu khích chống lại một quốc gia có chủ quyền ngay lập tức và kêu gọi các quốc gia châu Á, Ả Rập, Hồi giáo, châu Phi và châu Mỹ Latin sát cánh bên những người Libya anh hùng.
Ngay sau đó, Libya tuyên bố dừng các nỗ lực ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp tới châu Âu.
Liên quân gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Ý đã tham gia đợt không kích đầu tiên. Một số quốc gia Ả Rập sẽ sớm tham gia chiến dịch quân sự này.
Lực lượng nổi dậy cho biết hàng ngàn dân thường kéo nhau lánh nạn về phía đông. Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết đang chuẩn bị tiếp nhận 200.000 người tị nạn từ Libya.
Cuộc không kích vào Libya đã diễn ra ít lâu sau cuộc họp khẩn cấp về Libya kết thúc ở Paris ngày 19-3. Sau hội nghị, Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố: “Rõ ràng ông Gaddafi đã nuốt lời, phá vỡ thỏa thuận ngưng bắn... Với Liên Hiệp Quốc sau lưng chúng ta, với đầy đủ tính hợp pháp, với hậu thuẫn của các nước sở tại, hành động là đúng đắn”.
Từ Brazil, nơi đang công du hôm 20-3, Tổng thống Mỹ Obama cũng loan báo: “Tôi nhận thức sâu sắc những bất trắc của mọi hành động quân sự, cho dù ta có đặt ra bất cứ giới hạn nào. Tôi muốn dân chúng Mỹ biết rằng việc sử dụng vũ lực không phải là chọn lựa đầu tiên của chúng ta và đó không hề là một chọn lựa nhẹ dạ của tôi”.
Đại sứ quán Việt Nam tại Libya vẫn hoạt động bình thường Ngày 20-3, trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại, đại sứ Việt Nam tại Libya, ông Đào Duy Tiến cho hay khu vực của đại sứ quán vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng từ các đợt tấn công của liên quân tuy vào 3g sáng (giờ địa phương), ông có thể nghe tiếng máy bay và thi thoảng có tiếng ầm ì bắn phá từ xa. Ông Tiến cho biết đại sứ quán nhiều nước châu Âu đã sơ tán và rút bớt nhân viên từ trước đợt tấn công đầu tiên, còn phần lớn đại sứ quán châu Á và Mỹ Latin vẫn đang hoạt động bình thường, đồng thời lên kế hoạch sơ tán phụ nữ, trẻ em trước. Cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động - thương binh và xã hội, cho biết 1.100 lao động cuối cùng rời Libya dự kiến về Việt Nam bằng tàu thủy vào ngày 24-3. Các nước phản đối * Trung Quốc: “Lấy làm tiếc” trước cuộc không kích của liên quân quốc tế tại Libya và phản đối việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuyên bố không kêu gọi ngưng bắn tại Libya và khẳng định: “Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của quốc gia Bắc Phi này. “Chúng tôi hi vọng Libya có thể phục hồi sự ổn định càng sớm càng tốt, tránh thương vong cho dân thường”. * Nga: Bày tỏ sự “đáng tiếc” trước cuộc tấn công hiện nay. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Alexander Lukashevich cho rằng hành động can thiệp quân sự chống lại Libya là dựa trên một nghị quyết được thông qua “một cách vội vã” tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuyên bố cũng kêu gọi ngừng bắn càng sớm càng tốt. * Ấn Độ: “Lấy làm tiếc” trước việc thế giới tấn công Libya và kêu gọi các bên có giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột. * Châu Mỹ Latin: Tổng thống Venezuela Hugo Chavez lên án các cuộc không kích, cho rằng Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đã tấn công quốc gia Bắc Phi này để chiếm dầu mỏ. Nguyên lãnh đạo Cuba Fidel Castro và giới lãnh đạo cánh tả ở Bolivia và Nicaragua cũng cáo buộc sự can thiệp của các cường quốc chỉ nhằm vào dầu mỏ của Libya. * Liên minh châu Phi (AU) kêu gọi dừng ngay lập tức các cuộc tấn công hiện nay vào Libya sau phiên họp kéo dài bốn giờ tại thủ đô Nouakchott của Mauritania. AU cũng kêu gọi nhà chức trách Libya đảm bảo hỗ trợ nhân đạo. AU nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách chính trị để loại bỏ nguyên nhân gây khủng hoảng hiện nay, nhưng cùng lúc kêu gọi sự kiềm chế của cộng đồng quốc tế để tránh hậu quả nhân đạo nghiêm trọng. |
* Tin bài liên quan:
Máy bay Pháp vào LibyaRead this on Tuoitrenews.vnPhương Tây tuyên bố tấn công LibyaLybia chấp nhận ngừng bắnLHQ cho phép tấn công quân sự Lybia
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận