Một nhân viên Uber Eats ở Rome. Các công ty Gig-economy đang hy vọng một thỏa thuận lao động được ký kết ở Ý có thể cung cấp một mô hình ở những nơi khác. Ảnh: wsj.com
Ủy ban châu Âu (EC) vào ngày 24/2 đã tiến hành tham vấn cộng đồng về các vấn đề pháp lý liên quan đến người lao động của 'nền kinh tế gig' - tức là những công việc ngắn hạn, mang tính thời vụ.
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết 'nền kinh tế gig' bao gồm hàng triệu người đang làm những công việc cho các hãng vận chuyển, dịch vụ gọi xe trực tuyến hay các công việc thời vụ khác.
Khoảng 1 trên 10 người tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) đang làm việc trong "nền kinh tế gig", trong đó có nhân viên của các hãng như Uber, Deliveroo… Tuy nhiên, nhiều trong số họ đã mất đi quyền của người lao động. Do vậy, EU đã có những bước đi để nâng cao quyền của những người lao động trong 'nền kinh tế gig'.
Trong giai đoạn đầu, EU sẽ tiến hành 6 tuần tư vấn với các liên đoàn thương mại, tổ chức sử dụng lao động về quan điểm của họ với cải thiện môi trường làm việc cho các cá nhân thuộc 'nền kinh tế gig'.
Nếu người lao động và đại diện doanh nghiệp không tham gia đàm phán về vấn đề này thì EU có thể tổ chức vòng đàm phán thứ hai. Trong trường hợp cả người lao động và doanh nghiệp không đạt được kết quả sau đàm phán thứ hai thì EC sẽ 'khởi xướng một sáng kiến vào cuối năm'.
Uber trong khi đó nói rằng sẵn sàng hợp tác với các tổ chức xã hội và nhà hoạch định chính sách về vấn đề liên quan đến người lao động này. Những ứng dụng như Uber, Just Eat và Deliveroo sở hữu lượng người lao động 'nền kinh tế gig' đông đảo hàng đầu châu Âu. Trong dịch COVID-19, các ứng dụng này có nhu cầu sử dụng đặc biệt cao khi lệnh phong tỏa khiến nhiều khách hàng lựa chọn đặt hàng trực tuyến.
EC ngày 24/2 đánh giá 'nền kinh tế gig' tạo điều kiện làm việc linh hoạt và cơ hội việc làm nhiều nhiều cá nhân gặp khó khăn với thị trường lao động truyền thống. Nhưng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường vấp phải cáo buộc lợi dụng mác việc làm tự do để né chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Các tòa án tại Anh và Tây Ban Nha đã bãi bỏ xếp hạng việc làm tự do đối với các công ty trong lĩnh vực này. Ngày 24/2, Italy cũng có động thái tương tự.
Công tố viên Italy phán quyết phạt Uber Eats, Glovo, Just Eat và Deliveroo 892 triệu USD vì vi phạm luật an toàn lao động. Theo đó, công bố viên tại Milan tuyên bố hơn 60.000 người làm việc cho các ứng dụng này tại Italy sẽ được ký hợp đồng lao động không dài hạn với lương cố định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận