Chủ nhật, ngày 26 tháng 6 năm 2022
Elon Musk thử nghiệm cấy chip vào não người vào năm 2022
TTO - Tỉ phú công nghệ Elon Musk, nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp Neuralink, tiết lộ kế hoạch thử nghiệm cấy ghép chip vào não bệnh nhân bị liệt các chi sẽ bắt đầu vào năm sau.

Tỉ phú Elon Musk cầm đĩa cấy Neuralink trong buổi giới thiệu thiết bị - Ảnh: NEURALINK
Phát biểu tại một sự kiện do báo Wall Street Journal tổ chức hôm 6-12, tỉ phú công nghệ Elon Musk cho biết sau các thử nghiệm thành công trên động vật như heo và khỉ, thiết bị cấy chip não Neuralink đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người vào năm 2022.
Kế hoạch dự kiến bắt đầu với bệnh nhân gặp các chấn thương ở tủy sống hoặc hệ thần kinh dẫn đến tàn tật. Thiết bị sẽ giúp bệnh nhân liệt các chi tương tác với thiết bị kỹ thuật số. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng đặt hàng online, giao tiếp với bạn bè, lướt web trực tiếp bằng sóng não.
Về nguyên lý, chip Neuralink sẽ cấy điện cực vào vùng não bộ kiểm soát chuyển động tự nguyện, sau đó nối với mạng lưới phụ trách xử lý, kích thích và truyền tín hiệu thần kinh. Theo Neuralink, hệ thống điện cực này tinh vi đến mức công ty phải phát triển riêng một hệ thống robot để đảm bảo thiết bị được cấy vào vị trí chính xác.
Trong một bài đăng trên Twitter hôm 7-12, tỉ phú Musk nói thêm rằng Công ty Neuralink dự đoán thiết bị này sẽ giúp thay thế các tế bào thần kinh não “bị lỗi” hoặc “bị khuyết”. Ông nhấn mạnh nhiều bệnh lý có thể được giải quyết chỉ bằng cách bắc cầu tín hiệu giữa các tế bào thần kinh hiện có.
"Thiết bị cấy chip não Neuralink đã hoạt động tốt ở khỉ. Sau nhiều thử nghiệm, chúng tôi xác nhận chúng rất an toàn, đáng tin cậy và có thể dễ dàng lấy ra khỏi não bất kỳ lúc nào", vị tỉ phú công nghệ khẳng định.
“Chúng tôi đã sẵn sàng và sẽ triển khai kế hoạch này ngay khi được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép”, Đài RT trích lời tỉ phú Musk.
Tại phiên họp, tỉ phú công nghệ cũng tự tin khẳng định các tiêu chuẩn riêng của thiết bị cấy chip não Neuralink “về cơ bản là cao hơn” so với quy định của FDA. Vì thế, quá trình đợi cấp phép từ cơ quan liên bang này không phải là trở ngại lớn của công ty.
Đài RT nhận định điều này cho thấy sự chậm trễ 2 năm trong lịch trình thử nghiệm trên người có thể là lý do kỹ thuật chứ không phải do quy định.
-
TTO - Ngoài việc mong muốn trung ương nên đánh giá đúng để phân bổ nhân sự sao cho hợp lý, một số bạn đọc cũng đề nghị trong thời buổi kỹ thuật số này, TP.HCM cần mạnh dạn cải cách để giảm tải nhân lực.
-
TTO - Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói sẽ hối thúc hai người đồng cấp Nga và Ukraine mở cơ hội cho đối thoại khi đến thăm hai nước này trong tuần tới.
-
TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sáng 26-6, Công an TP.HCM đã mời ông Đặng Anh Quân lên làm việc. Trước đó, ông Quân từng tham gia nhiều buổi livestream với bà Nguyễn Phương Hằng.
-
TTO - Xung quanh những phiền hà trong việc cấp căn cước công dân gắn chip, nhiều bạn đọc tiếp tục hiến kế, đưa ra giải pháp nhằm giúp tránh tình trạng quá tải như hiện nay. Trong đó, có bạn đọc đề xuất phối hợp với lực lượng Đoàn thanh niên.
-
TTO - Các cuộc biểu tình tiếp diễn tại nước Mỹ ngày 25-6, giờ địa phương, để phản đối phán quyết của Tòa án tối cao về quyền phá thai. Tổng thống Joe Biden cho biết "tôn trọng" tòa án nhưng sẽ tìm "giải pháp" khác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận