NS Quốc Trung phản hồi phản ứng của khán giảPhản ứng như NS Quốc Trung là...đã quá lịch sự?Vietnam Idol đổ bộ hai miền Trung - Nam
Phóng to |
Nhạc sĩ Quốc Trung (bìa trái) bỏ ra ngoài, đạo diễn Quang Dũng (bìa phải) quay ghế khi thí sinh Quốc Nam nhất định đòi hát thêm ca khúc thứ hai Người đàn bà hóa đá - Nguồn: YouTube |
* Với truyền hình thực tế, việc gây ra những tranh luận sau khi được phát sóng có phải là điều thường thấy và đồng thời là yếu tố tăng tính hấp dẫn?
- Xin bắt đầu bằng hình ảnh thường thấy trong một đám cưới ở xứ ta: khi cô dâu chú rể đến bàn tiệc để cảm ơn và chụp hình, ghi hình với khách, những người trong bàn tiệc thường buông đũa, tự sửa lại tư thế, nở nụ cười gượng gạo. Việc sản xuất chương trình truyền hình theo phương thức truyền thống cũng tương tự thế.
Giữa lúc cách sản xuất chương trình truyền hình theo phương thức truyền thống nặng về dàn dựng, sắp xếp và sự can thiệp có chủ đích của nhóm thực hiện thì truyền hình thực tế ra đời với “triết lý” cố gắng chống lại sự giả tạo, ghi được những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện thật, ít sắp đặt từ trước. Chính điều này thu hút mạnh sự quan tâm của khán giả trên thế giới lâu nay.
Nhưng phương thức làm truyền hình thực tế cũng áp dụng cho nhiều thể loại và không phải chương trình truyền hình thực tế nào cũng thật sự “thực tế”! Vietnam Idol là cuộc thi hát đơn ca truyền hình làm theo phương thức thực tế, có hẳn các công cụ để “giả lập thực tế”.
Trong Vietnam Idol 2012, tình huống một vị giám khảo bỏ ra ngoài khi thí sinh xin hát ca khúc thứ hai rơi vào vòng thi không truyền hình trực tiếp, có hậu kỳ. Điều đó có nghĩa nhà sản xuất không khó khăn gì nếu muốn cắt bỏ tình tiết này.
Do nhu cầu thu hút sự quan tâm của khán giả mục tiêu, do đặc điểm của truyền hình thực tế, do thỏa thuận đã ký giữa các nhân vật và nhà tổ chức, những người sản xuất có quyền khai thác hình ảnh và chọn lựa những tình huống “thực tế” như thế để phát sóng. Và nhà sản xuất cũng lường trước “hiệu ứng” của tình huống ấy.
Lâu nay, chuyện lạm dụng scandal để thu hút công chúng không chỉ có ở các chương trình giải trí theo phương thức truyền hình thực tế và cũng không phải chuyện mới.
Nhiều người vì muốn được nổi tiếng, muốn thể hiện mình trong vài phút xuất hiện trên màn ảnh nhỏ mà đã vô tình tự hạ thấp giá trị bản thân hoặc trở nên cực kỳ lố bịch. Nhiều người vì quá bức xúc, tức giận nên có thể phát biểu rất “sốc” và quên mất hoặc không biết mình đang bị ghi hình ở hậu trường sân khấu. Nhiều nhân vật có hoàn cảnh éo le đã không hề biết mình được khai thác nhằm “lấy nước mắt khán giả”. |
Một scandal truyền hình như thế thường gắn liền với các hoạt động truyền thông trên nhiều phương tiện khác để khai thác những tranh cãi, xung đột ồn ào xung quanh các nhân vật (giám khảo, thí sinh, người nhà thí sinh, nhà sản xuất). Và nhờ đó, chương trình càng có sức thu hút, tăng tỉ lệ người xem.
Thực tiễn sản xuất chương trình truyền hình giải trí trên thế giới cho thấy những nhà tổ chức giỏi nghề không khó khăn gì trong việc tạo ra các chiêu nhằm gây cảm giác khó chịu hay bất bình cho một bộ phận công chúng.
Nhiều người vì muốn được nổi tiếng, muốn thể hiện mình trong vài phút xuất hiện trên màn ảnh nhỏ mà đã vô tình tự hạ thấp giá trị bản thân hoặc trở nên cực kỳ lố bịch.
Nhiều người vì quá bức xúc, tức giận nên có thể phát biểu rất “sốc” và quên mất hoặc không biết mình đang bị ghi hình ở hậu trường sân khấu.
Nhiều nhân vật có hoàn cảnh éo le đã không hề biết mình được khai thác nhằm “lấy nước mắt khán giả”.
Việc sử dụng hình ảnh của thí sinh, giám khảo trong chương trình là quyền của nhà sản xuất, nhưng những sự chọn lựa chất “thực tế” như thế cũng cần được cân nhắc trên cơ sở đạo đức làm nghề, trên khía cạnh nhân văn của một chương trình giải trí.
Tất nhiên, không hễ dễ khi cân nhắc “nên hay không nên”. Và chuyện dư luận có những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu.
Clip đạo diễn Quang Dũng quay ghế, nhạc sĩ Quốc Trung bỏ ra ngoài khi thí sinh Quốc Nam nhất định đòi hát thêm ca khúc thứ hai dù bị ban giám khảo từ chối - Nguồn: YouTube |
* Có ý kiến cho rằng chính khán giả Việt cần thoáng hơn khi thưởng thức các chương trình truyền hình thực tế - đặc biệt là những chương trình được mua bản quyền từ nước ngoài và Việt hóa. Cụ thể là “thoáng” trong tiếp nhận những bất ngờ, những tình tiết “lạ”, trong nhận xét thí sinh, ban giám khảo... Ông vui lòng chia sẻ quan điểm?
- Truyền hình thực tế vào Việt Nam chưa lâu. Nhiều chương trình có format nước ngoài mới xuất hiện rầm rộ vài ba năm gần đây.
Cái mới thường không dễ được chấp nhận. Dễ hiểu khi một bộ phận khán giả phản ứng với những gì trong truyền hình thực tế mà họ cho là trái với quan niệm, trái với phong tục tập quán lâu đời.
Nhiều yếu tố trong tập quán Việt đã cản trở sự chủ động thể hiện chính kiến của chúng ta, nhất là người trẻ. Chuyện khán giả không thoáng với Vietnam Idol phần nào cũng bị ảnh hưởng tâm lý đó.
Trong Vietnam Idol, với nhiều khán giả hiện nay, cách thể hiện bản thân của một số thí sinh hoặc một số phản ứng tự nhiên của ban giám khảo vẫn là chuyện thiếu tế nhị. Nhưng tôi tin đến một lúc nào đó rất gần, chúng ta sẽ thấy đó là chuyện bình thường!
* Cảm ơn ông với cuộc trò chuyện này!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận