Phóng to |
Nhạc sĩ Quốc Trung - ảnh: Gia Tiến |
Vietnam Idol 2012 lên sóngVietnam Idol đổ bộ hai miền Trung - Nam
Nhiều bạn đọc đã cho rằng hành động này của vị nhạc sĩ nổi tiếng là không tôn trọng thí sinh, thậm chí coi thường chiếc ghế giám khảo mà mình đang ngồi.
Tuổi Trẻ online đã chuyển những phản ánh này đến NS Quốc Trung và anh đã có phản hồi.
Giám khảo Quốc Trung không tôn trọng cái ghế đang ngồi Trong Vietnam Idol tập 3 - 2012 vừa rồi, thí sinh T.Q.Nam, đến từ Vũng Tàu sau khi hoàn thành xong phần thi của mình đã bức xúc nói: “Khi em hát thì anh Quốc Trung quay ra đằng sau…”; “Khi em hát xong anh Trung cũng không có ở đó…”; “ …là không tôn trọng cái ghế mình đang ngồi…”. Phần thi của Nam không thuyết phục được ba vị giám khảo, đó là chuyện bình thường. Việc xin hát thêm của TS Nam cứ cho là lố bịch đi chăng nữa, thì cũng còn nhiều cách từ chối lịch sự hơn. Trong một cuộc nói chuyện, nếu người nghe quay lui đằng sau, hoặc bỏ đi nơi khác, thì hiển nhiên sự tôn trọng giữa người và người đã mất đi. Giám khảo có quyền bày tỏ thái độ qua nét mặt, lời nhận xét, nhưng việc rời bỏ khỏi ghế khi thí sinh đang đứng hát trên sân khấu (dù là hát thêm đi nữa) cũng là một việc không nên làm. Có thí sinh hát hay, có thí sinh hát dở, mỗi người một tính cách và một niềm đam mê riêng. Bộ ba quyền lực có thể không thông cảm cho tất cả các trường hợp nhưng phải có một cái chuẩn, cái lịch sự trong cách đánh giá mỗi người. Thật sự, cách xử sự của nhạc sĩ Quốc Trung với thí sinh trong tập 3 vừa rồi đã để lại một ấn tượng không đẹp mắt. Hy vọng rằng những người cầm cân nảy mực sẽ biết “tôn trọng cái ghế mình đang ngồi”. |
- Cá nhân tôi và các giám khảo là người chịu trách nhiệm với chuyên môn của các thí sinh ở vòng thử giọng, bởi vậy tôi là người có quyền quyết định cho thí sinh hát tiếp hay được vào vòng trong.
Tôi và ban tổ chức đều rất thông cảm vì sự chờ đợi (mà ai cũng đã biết) của thí sinh và chính vì thế tôi không muốn để những thí sinh sau phải chờ đợi nhiều hơn nữa bởi những thử thách không cần thiết.
Đơn giản tôi đã nói thí sinh dừng lại và không cần hát thêm, ít nhất là cho tôi, vì vậy tôi sẽ không cần phải nghe thêm phần trình diễn mà thí sinh đó bắt chúng tôi phải nghe.
Trong cuộc sống, tôi là người biết quan tâm đến cảm xúc của người khác nhưng tôi không thể "thông cảm" trong công việc. Tôi không thể thông cảm với một bạn thí sinh nào đó để bất công với những bạn khác.
Chúng ta không thể bắt mọi người cứ phải "thông cảm" với những đam mê, ham muốn của riêng mình, đó chính là sự thiếu tôn trọng với mọi người. Tôi sẽ không bao giờ đòi hỏi khán giả phải thông cảm vì sự vất vả, đam mê và cả những cố gắng đầu tư cho chương trình của tôi khi mà họ không hứng thú với nó hay đứng dậy bỏ ra ngoài bởi họ có quyền được làm như vậy.
Họ sẽ chỉ không tôn trọng và làm phiền những người xung quanh khi trong buổi diễn mà đứng dậy bỏ ra ngoài thôi. Chúng ta cần làm cho thính giả cảm nhận được sự đam mê của mình chứ không thể bắt họ "thông cảm" với những đam mê đó. Tài năng cần được đánh giá bằng tài năng chứ không phải là sự nhiệt tình hay vất vả bởi nó chỉ là yếu tố tối thiểu cần có.
Những lời tự giới thiệu của thí sinh đó cũng đã nói lên cách nhìn nhận chưa đúng của bạn đó rồi. Nếu kể lể những khó khăn, vất vả đã trải qua thì những thí sinh từ xa hơn, đã thi nhiều lần... như bạn đó bắt buộc phải được vào vòng trong sao?
Hơn nữa, như thế thì những đam mê ca hát, được chứng tỏ bản thân của các bạn đó chẳng còn tí ý nghĩa và giá trị nào nữa.
Tôi không đòi hỏi sự "cảm thông" từ các thí sinh cũng như khán giả vì phải bị "tra tấn" từ sáng đến tối thì cũng đừng đòi hỏi tôi phải thông cảm với những vất vả cho sự "đam mê" của các bạn đó.
* Sau sự việc này, anh có lời nào muốn nhắn nhủ đến khán giả và các thí sinh đang tham gia các cuộc thi ca hát không?
- Khán giả và cả thí sinh đều cũng đã hiểu format của chương trình Idol và rất nhiều thí sinh còn cố làm quá để được lên hình. Nhiều khán giả cũng thích thú với những "thảm họa" ca hát như thế. Đó là công việc của người biên tập chương trình.
Tôi đã và luôn cố gắng giúp đỡ các thí sinh trong và cả ngoài cuộc thi để giúp họ hiểu được nghệ thuật và âm nhạc cần phải được coi trọng và lao động nghiêm túc như thế nào mới đạt được thành công và ghi dấu vào lòng công chúng.
Trên hết, cá nhân tôi luôn coi trọng và tìm kiếm những nghệ sĩ đích thực chứ không bao giờ khuyến khích, cổ xúy cho những thói háo danh, nhất là với lớp trẻ.
* Từ ngày 17-8, Vietnam Idol 2012 đã chính thức lên sóng VTV3 và khán giả lại nhận ra vị giám khảo “khó chịu” nhất tiếp tục là anh. Quay trở lại với chiếc ghế giám khảo khi mà vị trí này hiện đang bị mổ xẻ khá nhiều, anh có chút đắn đo nào không? - Kỳ thật là tôi không có chút áp lực hay đắn đo nào cả. Tôi nhận lời vì trước tiên là nó cũng vui, cũng có thể giúp ích cho một số bạn trẻ đam mê ca hát. Dĩ nhiên là cơ hội dành cho họ không chỉ có mỗi những cuộc thi như thế này. Cái chính là họ đến bằng một tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc chứ không xem sân khấu - dù là ở một sô truyền hình - chỉ là một trò vui. * Theo anh, những cuộc thi ca hát như hiện nay có thật sự là cơ hội dành cho các bạn trẻ? Hay chỉ là những chương trình thỏa mãn sự hiếu kỳ, tăng rating xem đài từ khán giả? - Cái gì cũng phải có hai mặt của nó. Chắc chắn là những sô truyền hình thực tế format mua của nước ngoài thì sự chú ý quan tâm của khán giả luôn phải đặt lên hàng đầu, nhưng nếu trong cả một cuộc thi dài hơi mà không có những tài năng thật sự thì nó khác nào một chương trình tấu hài. Khán giả xem đài không có thời gian, và họ cũng đủ thông minh để chọn lựa cho mình những chương trình thật sự hữu ích. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận