14/05/2011 02:56 GMT+7

Dừng, giãn tiến độ nhập khẩu đường

P.PHƯƠNG
P.PHƯƠNG

TT - Ngày 13-5, tại cuộc họp báo về cung - cầu và điều hành nhập khẩu đường năm 2011, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định: sẽ tạm dừng nhập khẩu đường thô theo giấy phép được cấp (đến 30-6-2011) đối với các hợp đồng đã ký nhưng chưa thanh toán mà không phải đền bù và không ký thêm hợp đồng mới.

kW93m1Ea.jpgPhóng to

Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chưa ký tiếp các hợp đồng mới và giãn tiến độ nhập khẩu đối với các hợp đồng đã ký đến hết tháng 7-2011. Các doanh nghiệp sử dụng đường để sản xuất cần tập trung ưu tiên sử dụng đường trong nước và cân nhắc tiến độ nhập khẩu phù hợp.

Bộ NN&PTNT đánh giá lượng đường sản xuất từ 15-4 đến cuối vụ khoảng 80.000 tấn, cộng với lượng tồn kho 525.000 tấn, như vậy tổng lượng đường sản xuất trong nước từ giữa tháng 4 đến vụ mới 2011-2012 vào khoảng 600.000 tấn. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng, mở L/C để nhập khẩu đến hết tháng 7-2011 khoảng 70.000 tấn. Do đó, tổng nguồn đường dự kiến sẽ có khoảng 670.000 tấn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đến tháng 9.

Theo ông Nguyễn Thành Biên, khó khăn của các nhà máy đường chủ yếu là do tâm lý, vì hạn ngạch nhập khẩu đã công bố mà chưa nhập, cộng với lượng đường tồn kho gây tác động giá cả trên thị trường.

Bà Lương Ánh Quỳnh, phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho biết sản lượng đường sản xuất vụ 2010-2011 ước đạt 1,1 triệu tấn, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước (đánh giá khoảng trên 1,4 triệu tấn trong năm 2011). Việc nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2011 với khối lượng 250.000 tấn là phù hợp với nhu cầu.

Riêng số lượng 525.000 tấn đường tại các nhà máy tính đến giữa tháng 4 không phải là tồn kho ứ đọng vì đường là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ nhưng sử dụng cả năm.

Về giá đường trong nước, ông Nguyễn Lộc An, phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho rằng từ tháng 1 đến tháng 4 giá đường thế giới giảm 18%, giá bán buôn đường trong nước giảm chỉ 9%. Đặc biệt, đường bán lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn rất cao, thậm chí chênh lệch giá nhà máy đến tay người tiêu dùng gần 10.000 đồng/kg, do vậy ông An đề nghị Hiệp hội Mía đường phải xem lại hệ thống phân phối.

P.PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên