27/10/2009 03:33 GMT+7

Đừng coi thường ngứa da

BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)
BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)

TT - Ngứa da không chỉ đơn thuần là biểu hiện của bệnh ngoài da mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

Đừng coi thường ngứa da

TT - Ngứa da không chỉ đơn thuần là biểu hiện của bệnh ngoài da mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

ImageView.aspx?ThumbnailID=370990
Da khô là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngứa ở người lớn tuổi. Trong ảnh: chọn lựa kem dưỡng da để trị chứng da khô - Ảnh: N.C.T.

Ngứa là tình trạng kích thích ở da đưa đến hành động gãi. Mặc dù đa số trường hợp gây ra ngứa là lành tính, người bệnh vẫn cần phải đi khám để loại trừ một số bệnh nguy hiểm. Tần suất ngứa gia tăng theo tuổi. Ngứa do bệnh hệ thống chiếm đến 30% trường hợp và chiếm 10-50% ở người lớn tuổi.

Vị trí ngứa có thể ở tại chỗ hoặc toàn thân. So với ngứa tại chỗ, ngứa toàn thân dễ chẩn đoán nguyên nhân nhưng khó điều trị hơn. Các vị trí ngứa đặc biệt như ở cơ quan sinh dục, hậu môn thường do những nguyên nhân chuyên biệt cần phải đi khám bệnh sớm.

Bà T.P.D., 42 tuổi, trước đây không bị bệnh gì. Khoảng hai tuần trước khi nhập viện bà D. bị ngứa nhiều ở cẳng chân trái. Ban đầu bà D. không để ý và đã gãi rất nhiều. Sau đó da bị tổn thương làm loét không lành, xung quanh nổi nhiều đốm bầm. Kết quả khám bệnh phát hiện bà bị bệnh đái tháo đường tiềm ẩn và nhiễm trùng da cẳng chân.

Mặc dù ngứa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp nhất là ở cổ tay và cổ chân vì nơi đây tập trung nhiều đầu tận cùng dây thần kinh cảm giác ngứa. Tổn thương của da có thể xuất hiện kèm với ngứa hoặc không.

Nguyên nhân gây ra ngứa

Ngứa là một vấn đề của da do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là bệnh tại da hoặc do bệnh hệ thống.

* Nguyên nhân bệnh ở da: nổi mề đay, dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm, vảy nến, vảy phấn hồng, bệnh gây sang thương da do ghẻ, chấy rận, muỗi và côn trùng đốt...Da khô là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngứa ở người lớn tuổi, nhất là vào mùa đông.

* Nguyên nhân bệnh hệ thống: nội tiết (đái tháo đường, cường giáp, suy giáp, cường tuyến cận giáp), có thai, suy thận mãn, bệnh gan (xơ gan, sỏi mật), bệnh máu (ung thư bạch cầu, đa tiểu cầu, thiếu sắt, rối loạn sinh tủy), do thuốc (dị ứng thuốc, tác dụng bất lợi của thuốc giảm đau, hạ mỡ), bệnh ung thư (phổi, dạ dày, tiền liệt tuyến), bệnh Hodgkin, nhiễm HIV...

Khi bị ngứa có nên gãi?

Gãi thường làm bớt ngứa ngay nên khi bị ngứa người ta hay có thói quen gãi. Tuy nhiên, cách tốt nhất để mau khỏi ngứa là không gãi nhưng điều này khó thuyết phục người bệnh.

Gãi khi ngứa sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn “ngứa gãi - gãi ngứa”. Gãi ban đầu sẽ làm dễ chịu và đã ngứa nhưng về lâu dài sẽ để lại kích thích ở da. Vì vậy, ngứa có thể còn hoài mặc dù nguyên nhân gây ngứa có thể đã biến mất từ lâu.

Gãi chỉ làm giảm ngứa nhất thời chứ không giải quyết được nguyên nhân, vì thế tốt nhất là tránh gãi nếu có thể.

Biến chứng của ngứa

Ngứa có thể làm ảnh hưởng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh gãi nhiều có thể đưa đến tổn thương da và nhiễm trùng. Lâu ngày làm da bị dày lên (lichen hóa) hoặc đổi màu (da sậm). Tiên lượng của ngứa còn phụ thuộc nguyên nhân gây ra chúng.

Làm gì khi bị ngứa?

Khi bị ngứa, nếu thấy có sang thương ở da thì nên đi khám bệnh ngay.

Cảm giác lạnh và cảm giác ngứa có cùng một dây thần kinh dẫn truyền, cho nên nếu không có tổn thương da có thể dùng kích thích lạnh (chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh) để làm giảm bớt ngứa.

Nên cắt ngắn móng tay và mang vớ tay khi đi ngủ để hạn chế tối đa tác hại do gãi. Thoa kem chống ngứa đối với trường hợp bị ngứa tại chỗ. Uống thuốc kháng histamine trong trường hợp ngứa toàn thân.

Nếu ngứa vẫn không bớt với những cách xử lý thông thường như trên, nên đi khám bệnh để được điều trị đúng nguyên nhân

BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)

BS NGUYỄN THANH HẢI (BV Cấp cứu Trưng Vương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên