21/10/2012 06:12 GMT+7

Đừng bao giờ quên ơn sinh thành

Thạc sĩ MICHAEL FLORIAN(người Đức, giám đốc khảo sát và đánh giá chương trình Quỹ AIP)
Thạc sĩ MICHAEL FLORIAN(người Đức, giám đốc khảo sát và đánh giá chương trình Quỹ AIP)

TT - Tôi đến VN lần đầu vào tháng 12-2009. Dù gặp một vài trở ngại đáng kể nhưng tôi nhận ra mình rất thích thời tiết và người dân ở đây nên quyết định quay lại đây sống hẳn.

u6Nzi7fF.jpgPhóng to
Ảnh: B.Đ.
TT - Tôi đến VN lần đầu vào tháng 12-2009. Dù gặp một vài trở ngại đáng kể nhưng tôi nhận ra mình rất thích thời tiết và người dân ở đây nên quyết định quay lại đây sống hẳn.

Gần đây tôi có dịp được biết câu chuyện cảm động về anh Diệp Hữu Lộc, người thanh niên hiến gan cứu mẹ. Cá nhân tôi từng nghe qua một vài câu chuyện tương tự, nhưng mỗi lần được nghe là một lần thêm ấm lòng.

Nhiều người cho rằng việc hi sinh một phần cơ thể của bản thân cho người thân là điều không khó, một số người thậm chí khẳng định bản thân sẽ có hành động tương tự anh Lộc. Thực lòng tôi lại nghĩ “nói dễ hơn làm”, trong thực tế sẽ không có nhiều người đủ nghị lực, quyết tâm như anh. Tôi thật sự ngưỡng mộ Lộc bởi anh đã trở thành một hình mẫu để giới trẻ hiện nay, những người đang chìm ngập trong thế giới ảo, có cơ hội suy ngẫm và noi theo.

Ở Đức, giới trẻ chúng tôi thường có khuynh hướng dọn ra ngoài sống hoặc thậm chí chuyển tới thành phố khác khi vào đại học. Trong khi đó ở VN, giới trẻ vẫn sống cùng nhà cha mẹ thậm chí tới khi kết hôn, lập gia đình. Một mặt nào đó, có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Đức không gắn kết chặt chẽ như ở VN. Tuy nhiên, xã hội Đức lại tin rằng đây là cách giúp giới trẻ thêm bản lĩnh để tự chọn con đường đi sau này. Các bậc cha mẹ người Đức dĩ nhiên cũng rất buồn khi phải sống xa con, nhưng họ chấp nhận để chúng tôi ra đi và trưởng thành.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ các bậc cha mẹ đôi khi cũng cần một khoảng không gian riêng để được làm những gì bản thân chưa có cơ hội thực hiện lúc trẻ. Nếu sống cùng con thì họ sẽ mãi không thoát được guồng công việc bận rộn, lo lắng cho gia đình.

Nhiều người cho rằng viện dưỡng lão và hệ thống phúc lợi xã hội tốt là những thứ có thể bù đắp sự trống trải, nỗi nhớ con của cha mẹ phương Tây và vì thế dễ thay thế cho sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ từ con cái. Đây là những quan điểm được xã hội chúng tôi thảo luận từ rất lâu, nhất là khi cuộc sống bận rộn, hiện đại khiến nhiều người tin rằng việc chăm sóc người lớn tuổi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, điều đáng mừng là xã hội phương Tây nói chung và giới trẻ chúng tôi nói riêng đang dần quay lại quan tâm những giá trị truyền thống trong gia đình cũng như chăm sóc cha mẹ già.

Tôi còn nhớ đã đọc một nghiên cứu được thực hiện cách đây khá lâu, trong đó người được phỏng vấn phải điền tiếp phần sau vào câu nói: “Tôi yêu cha/mẹ của mình, nhưng...”. Nếu như người phương Tây sẽ điền vào vế sau một điều gì đó tiêu cực về cha/mẹ mình thì người Việt lại có khuynh hướng tỏ sự ăn năn, hối hận vì đã không thực hiện trọn vẹn bổn phận làm con, như “tôi không đủ thời gian chăm sóc họ”. Đó là điều rất nhân văn và tôi hi vọng giới trẻ Việt hiện vẫn giữ được lối suy nghĩ như thế.

20-10 là Ngày phụ nữ VN, tôi mong được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến mọi người. Phụ nữ Việt, theo tôi, xứng đáng có ngày này bởi những sự hi sinh thầm lặng nhưng đáng kể của họ. Ở Đức chỉ có Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, nhưng chúng tôi cũng có một ngày riêng vào tháng 5 để tưởng nhớ về sự hi sinh của các bà mẹ. Tôi hi vọng chúng ta không chỉ nhớ về đấng sinh thành trong các ngày này mà cả 365 ngày trong năm.

Thạc sĩ MICHAEL FLORIAN(người Đức, giám đốc khảo sát và đánh giá chương trình Quỹ AIP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên