Thứ 7, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Đức thúc giục EU cùng lên tiếng về luật an ninh Hong Kong
TTO - Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc tất cả quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng có tiếng nói chung về luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh sắp áp dụng ở Hong Kong.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas - Ảnh chụp màn hình Ruptly
Báo South China Morning Post ngày 30-6 đưa tin Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) "cất lên một tiếng nói duy nhất" và đoàn kết chống lại luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh có kế hoạch áp dụng ở Hong Kong.
Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, ông Heiko Maas nói rằng việc EU có một "tiếng nói duy nhất" như vậy là chuyện quan trọng và nhất thiết "dựa trên sự cần thiết của việc điều tra đại dịch COVID-19 cùng hành động ngày càng mạnh của Trung Quốc ở Hong Kong và ở khu vực láng giềng".
Lời kêu gọi trên được đưa ra khi các nhà lãnh đạo về chính sách đối ngoại của EU hôm 29-6 yêu cầu có các biện pháp "quyết đoán" đối với các hành vi thương mại của Bắc Kinh. Một trong số các lãnh đạo này đã gọi uy thế về công nghệ của Trung Quốc là một "vấn đề sống còn" đối với EU.
Vấn đề Hong Kong nhận được sự chú ý cùng thời điểm EU thúc giục Trung Quốc chốt một thỏa thuận đầu tư với khối này. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường nước này cho các công ty châu Âu làm ăn. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp khi Bắc Kinh do dự đưa ra các nhượng bộ.
Những bình luận của Ngoại trưởng Heiko Maas được xem là cứng rắn. Khi Bắc Kinh hồi tháng 5 công bố kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, giới quan sát đã hi vọng Đức sẽ lên tiếng về vấn đề này. Trước đó 9 tháng, ông Maas đã gặp Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) - đồng sáng lập Đảng chính trị Demosistō ở Hong Kong.
Trong bài phát biểu trên, ông Heiko Maas nói thêm: "Chúng ta cũng cần sắp xếp lại hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc sớm nhất có thể".
Một hội nghị như vậy dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel đã thông báo sẽ hoãn sự kiện này vô hạn định do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo lớn của châu Âu cuối tuần trước, bà Merkel đã có một phát ngôn tương tự ông Maas. Bà kêu gọi EU có một cách tiếp cận chung với Trung Quốc.
"Hội nghị sẽ buộc chúng ta phát triển một lập trường chung trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là nhiệm vụ không dễ dàng. Chúng ta nên phát triển một chính sách phản ánh các lợi ích và giá trị của chúng ta" - bà Merkel nói.
-
TTO - Trang Facebook cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải đăng bức thư gửi lãnh đạo ở Quảng Nam và An Giang, cho rằng các địa phương này chậm thông tin về quá trình xây nhà cho người nghèo và đòi lại số tiền đã chuyển hỗ trợ trước đó.
-
TTO - Ngày 10-4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Nữ hoàng Anh Elizabeth II sau khi hay tin phu quân của bà, Hoàng thân Philip, qua đời.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 9-4 đã phản đối tàu khu trục USS John Paul Jones đi vào vùng biển Ấn Độ mà không báo trước. Hành động của tàu chiến Mỹ đang tạo ra một cuộc tranh cãi tại Ấn Độ.
-
TTO - 'Có lúc tôi định mở cửa thì người gí dao nói anh mà mở cửa tôi sẽ đâm anh. Tôi nói anh cứ bình tĩnh đi, bởi CSGT dừng sát trước đầu xe nên tôi phải lui xe lại, đối tượng kêu tôi đụng luôn xe của CSGT', tài xế Hòa kể lại.
-
TTO - Cơ quan điều tra nhận định nhiều khả năng ông Nguyễn Văn Ngưu - giám đốc Bệnh viên Đa khoa khu vực Cai Lậy - chính là người đã thuê các nghi phạm 'xử' ông Định do nghi ngờ ông này có quan hệ với vợ mình.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận