Đoạn đê bị vỡ, nước ồ ạt chảy vào ruộng - Ảnh: TRUNG TÂN
Liên quan vụ đê Quảng Điền bị vỡ, từ sáng sớm 13-8, hàng trăm người dân, cán bộ chiến sĩ hối hả đi lấy cọc gỗ đóng xuống nước sâu để tạo "con đê tạm" chắn đoạn đê Quảng Điền bị vỡ.
"Sau khi chắn xong, nước từ sông vào giảm, nước ở chân đê rút, chúng tôi mới có thể sửa chữa được đoạn bị đứt", ông Võ Đại Huế, chủ tịch UBND huyện Krông Ana, Đắk Lắk, nói về giải pháp khắc phục đoạn đê vỡ.
Theo ông Huế, chiều 12-8, mực nước sông đã rút, công tác gia cố đê từ mấy ngày nay tưởng đã an toàn cho cánh đồng lúa, thế nhưng bất ngờ một đoạn đê vỡ khiến hàng trăm hecta lúa ở cánh đồng B có nguy cơ ngập chìm.
Người dân đóng cọc xuống sông để tạo tuyến đê tạm - Ảnh: TRUNG TÂN
Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân được huy động lên mặt đê. "Chúng tôi sẽ tạo một hàng cọc dài chắn ngoài đoạn đê bị sạt. Chờ nước rút sẽ dùng đất đá, cọc sắt, bêtông đắp, gia cố đoạn đê hỏng. Toàn bộ lực lượng đang căng sức", ông Huế nói.
Phương án tạo một con đê tạm bằng cọc gỗ, chắn bạt để ngăn nước rồi mới vá đê vỡ được đưa ra.
Hàng trăm người và phương tiện được huy động để đóng cọc, vây lưới B40 và chắn bạt xung quanh. Sau bốn giờ, một hàng cọc dài khoảng 100m đã được rào xung quanh đoạn đê vỡ.
Nước chảy vào ruộng, hàng trăm hecta lúa ngập chìm - Ảnh: TRUNG TÂN
Có mặt tại hiện trường, trung tá Lê Hồng Kỳ, đội trưởng đội thi hành án - Công an huyện Krông Na, cho biết ngay sau khi nhận thông báo vỡ đê bao, Công an huyện Krông Ana đã cử ngay 200 chiến sĩ xuống xã cùng người dân khắc phục sự cố.
Theo ông Kỳ, lực lượng chức năng đã đóng được một đoạn đê gỗ vòng phía ngoài đoạn vỡ. Tuy nhiên, đến 9h sáng thì đoạn đê này bị vỡ trước áp lực nước quá lớn.
Trước tình huống nguy cấp, người dân cùng lực lượng công an tiếp tục làm lại vòng đê phía ngoài kiên cố hơn bằng các cọc sắt lớn.
Đến 12h trưa, tuyến đê tạm phía ngoài đã hoàn thành 70%, tuy nhiên nước từ sông Krông Na vẫn tiếp tục tràn vào phía trong đê. Mực nước trong đê hiện tại chỉ còn cách mặt đê khoảng 1,5m.
"Hiện tại khó khăn nhất với lực lượng chức năng là thiếu máy móc thiết bị. Mặt đường đê chỉ rộng 3m khiến việc vận chuyển thiết bị vật liệu tốn nhiều thời gian", ông Kỳ nói.
Theo đại diện Phòng nông nghiệp huyện Krông Na, hiện 200ha lúa của xã Quảng Điền thiệt hại gần hết. Nếu nước từ đoạn đê vỡ tiếp tục tràn vào, khoảng 570ha lúa thuộc xã Bình Hòa có nguy cơ mất trắng.
Cọc gỗ được đưa từ rừng về để tạo đê tạm - Ảnh: TRUNG TÂN
Hàng ngàn cọc gỗ đã được tập kết - Ảnh: TRUNG TÂN
Người trên thuyền, người dưới sông tạo hàng cọc - Ảnh: TRUNG TÂN
Bộ đội cùng dân đóng cọc xuống nước sâu - Ảnh: TRUNG TÂN
Một hàng cọc tạo đê tạm đã được hình thành với sự nỗ lực của hàng trăm người - Ảnh: TRUNG TÂN
Sau khi đóng cọc, hàng trăm mét lưới B40, bạt được vây quanh để chắn nước - Ảnh: TRUNG TÂN
Sông và ruộng như một biển nước mênh mông - Ảnh: TRUNG TÂN
Quân dân chung tay - Ảnh: TRUNG TÂN
Sau khi phương án cọc gỗ có nguy cơ bị xổ đổ, cơ quan chức năng huy động thêm các cây sắt lớn, dài để gia cố - Ảnh: TRUNG TÂN
Một người dân đi trong nước gần 1km để lấy gỗ về đóng cọc xuống sông - Ảnh: VIỆT HIẾN
Công an và người dân đưa cọc gỗ đến điểm tập kết - Ảnh: VIỆT HIẾN
Các bao đất chuẩn bị đưa đến để gia cố đoạn đê hư hỏng - Ảnh: VIỆT HIẾN
Các cây sắt đưa đến điểm tập kết - Ảnh: VIỆT HIẾN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận