Nhà máy điện than. Ảnh: reuters.com
Đây là kết quả nghiên cứu do trang web Carbon Brief có trụ sở tại Anh công bố ngày 25/11. Theo Carbon Brief, mức giảm 'lịch sử' trên sẽ tương đương với 300 TWh, tức là nhiều hơn tổng sản lượng nhiệt điện than tại các nước Đức, Tây Ban Nha và Anh trong năm ngoái.
Đóng góp chủ yếu cho mức giảm này sẽ là các nước phát triển, trong đó có Hàn Quốc, các nước châu Âu. Đáng chú ý, sản lượng nhiệt điện than giảm mạnh nhất tại Mỹ với mức giảm 13,9% trong 8 tháng đầu năm nay.
Sản lượng nhiệt điện than của Liên minh châu Âu (EU) giảm 19% trong 6 tháng đầu năm. Tính cả năm, sản lượng của các cơ sở này tại EU có khả năng giảm tới 23%.
Carbon Brief cho biết số nhà máy vận hành bằng than đá giảm mạnh tại các nước phát triển, trong khi con số này đang giảm chậm tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Nghiên cứu cho thấy các công ty Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện mới với tốc độ 2 tuần thêm 1 cơ sở lớn. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn thị phần nhiệt điện than trên toàn cầu.
Carbon Brief nhấn mạnh tương lai của các nhà máy nhiệt điện than có mối tương quan đáng kể đối với những nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Năm ngoái, lượng khí thải CO2 từ các nhà máy vận hành bằng than này tăng 3%, góp phần khiến lượng khí thải do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch tăng 0,5% trên thế giới.
Do đó, mức giảm 3% trong năm 2019 có thể khiến lượng khí thải CO2 toàn cầu không gia tăng nếu lượng khí thải từ các ngành khác tương tự như năm 2018.
Mặc dù vậy, nghiên cứu lưu ý mức dự báo giảm 3% nói trên sẽ chỉ bằng 50% mức giảm 6%/năm mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng là cần thiết để đến năm 2040 đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận