Phóng to |
Trong khi đó, các ý kiến thảo luận tại hội nghị nhất trí cao việc duy trì phương thức tuyển sinh ba chung, trong đó tổ chức riêng đợt thi CĐ. Các phương án tuyển sinh khác từng được bàn, các trường cho rằng chưa phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Một số điểm mới bổ sung vào quy chế thi năm nay cũng được đa số đại biểu nhất trí. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất thêm những vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Không cho tuyển thoải mái Tại hội nghị, một số ý kiến mong muốn Bộ GD-ĐT cho cơ chế ưu tiên xét tuyển với các trường khó khăn tuyển sinh để không phải xin phép từng trường hợp cụ thể. Về điều này, ông Phạm Vũ Luận cho rằng: “Nếu có cơ chế khuyến khích nên áp dụng với các trường tốt, trường có thương hiệu, còn các trường mới Bộ GD-ĐT chỉ hỗ trợ để các trường có động lực phát triển, bộ không thể cho các trường một cơ chế riêng thoải mái để tiếp tục trì trệ. Riêng một số ngành khó tuyển nhưng lại cần nhân lực, ví dụ như các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... bộ sẽ xem xét ở từng trường hợp cụ thể”. |
Ông Vũ Việt Bình, phó trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội, có ý kiến: Bộ GD-ĐT không nên quy định đến “giờ G” các trường mới được công bố số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3. Kể cả số lượng đăng ký dự thi (NV1) cũng không nên quy định cứng việc công bố. Việc “bí mật” này khiến thí sinh không có dữ liệu để lựa chọn, dẫn đến tình trạng không ít thí sinh có kết quả thi không tồi nhưng vẫn trượt vì đăng ký vào nơi không phù hợp.
Ông Bình đề xuất Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường công khai số lượng đăng ký dự thi sớm, công khai việc xét tuyển NV2, NV3 ngay từ đầu trên trang web của trường và cập nhật thường xuyên. Ý kiến của ông Bình nhận được ủng hộ của đại diện nhiều trường ĐH, CĐ khác.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định ủng hộ đề xuất này của các trường. Ông cho rằng đây là việc làm hay, góp phần tăng cường sự giám sát của xã hội. Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết sẽ nghiên cứu về mặt kỹ thuật để tránh những tiêu cực khi công khai dữ liệu xét tuyển ngay trong quá trình xét tuyển.
Được chọn địa điểm dự thi
Trong khi đó, TS Nguyễn Hồng Anh, hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, băn khoăn việc thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực quy định thi tại cụm có được dự thi tại địa điểm của trường đăng ký dự thi không. Về điều này, ông Ngô Kim Khôi nói rõ: “Để tạo điều kiện cho thí sinh trong việc đi lại, Bộ GD-ĐT tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ cho những thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực gần các cụm thi này. Những trường hợp thí sinh đã lên thành phố ôn thi và muốn dự thi tại trường vẫn hợp lệ. Việc thi tại trường hay theo cụm lệ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của thí sinh”.
3 đợt thi, 4 môn trắc nghiệm Năm 2011, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn duy trì phương thức ba chung với ba đợt thi. Đợt 1: thi khối A, V (ngày 4 và 5-7); đợt 2: thi khối B, C, D (ngày 9 và 10-7) và đợt thi cho các trường CĐ (15 và 16-7). Các môn toán, văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi do Bộ GD-ĐT ra theo hướng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì việc tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ. |
Giải thích về việc không đưa hướng dẫn thi trắc nghiệm vào quy chế, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, nói: Vì quy chế không thể nêu chi tiết, cụ thể được trong khi việc thi trắc nghiệm có rất nhiều vấn đề phải hướng dẫn kỹ cả với thí sinh và giám thị, đơn vị tổ chức thi, nếu không sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh. Như vậy năm nay, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì hướng dẫn thi trắc nghiệm đi kèm với quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN.
Đơn giản hóa thủ tục
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết tuyển sinh năm 2011, Bộ GD-ĐT bỏ quy định “nộp hồ sơ trúng tuyển” khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính có thể gây phiền hà cho thí sinh. Thời hạn thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh được điều chỉnh khác năm trước để tránh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, từ ngày 14-3 đến hết ngày 14-4 (theo tuyến của sở GD-ĐT) và từ 15-4 đến hết ngày 21-4 (theo tuyến ĐH, CĐ).
Ông Ga cũng cho biết thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3 có thể nộp qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát ưu tiên, hoặc nộp trực tiếp tại trường. Riêng các trường TCCN, để tạo điều kiện cho thí sinh, ngoài việc thí sinh nộp hồ sơ theo quy định trên, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ của thí sinh trên địa bàn tỉnh, thành và chủ động bàn giao cho các trường theo yêu cầu của từng trường. Các trường TCCN được phép xét tuyển nhiều đợt trong năm (trừ ngành đào tạo năng khiếu) trên cơ sở kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ của thí sinh.
Năm 2011, Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh quốc tịch nước ngoài có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ VN không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT (học bạ), kết hợp với kiểm tra kiến thức và trình độ tiếng Việt của thí sinh theo quy định của trường để xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Khẳng định kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 về cơ bản duy trì ổn định như năm trước, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT BÙI VĂN GA cũng trao đổi bên lề hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN sáng 18-2 về một số điểm mới. Ông cho biết: - Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục của năm 2010, Bộ GD-ĐT có một số điểm mới điều chỉnh cho kỳ thi năm 2011, hầu hết những điểm mới này đã được các trường nhất trí tại hội nghị tuyển sinh. * Rất nhiều ý kiến trong hội nghị quan tâm đến điểm mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra là chế tài cao hơn đối với một số hành vi vi phạm, phải chăng đây là việc những năm trước còn bị buông lỏng, thưa ông? - Các năm trước sau khi kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường, Bộ GD-ĐT cũng phát hiện những sai phạm và đã xử lý. Đáng chú ý là sai phạm trong việc tuyển vượt chỉ tiêu. Năm 2010 có 15 trường ĐH, CĐ bị phạt hành chính do tuyển vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu đã định, trong đó có trường tuyển vượt trên 30%. Năm nay chúng tôi có bổ sung một số nội dung cụ thể sẽ bị chế tài. Theo đó, những cán bộ tham gia tuyển sinh của các trường gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường, thông báo và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời hạn quy định, hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định, tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số sẽ bị chế tài ở mức nghiêm khắc hơn là cảnh cáo. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng các vi phạm trên cần quy trách nhiệm cho cá nhân cụ thể là hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh. Tôi thấy đề nghị này hợp lý, bộ sẽ xem xét, điều chỉnh. * Một số trường ngoài công lập cho rằng việc gửi giấy báo nhập học, hay thư mời nhập học đối với những thí sinh đủ điều kiện tuyển sinh của trường không nên coi là sai phạm và bị chế tài. Vì làm như vậy cũng là thêm thông tin cho thí sinh lựa chọn. Ý kiến của ông thế nào về phản hồi này? - Các năm trước dư luận xã hội rất bức xúc vì một thí sinh nhận được cả chục giấy báo nhập học “từ trên trời rơi xuống”, việc tuyển sinh trở nên dễ dãi do thiếu nguồn tuyển. Vì vậy Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới này để chấn chỉnh. Các trường chỉ tuyển sinh đối với những trường hợp đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, tránh gây nhiễu thông tin, hoang mang cho thí sinh. Còn nếu muốn quảng bá, cung cấp thông tin về trường cho thí sinh thì có nhiều cách làm khác. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận