15/07/2014 00:54 GMT+7

Độc tố môi trường liên quan đái tháo đường, béo phì

BS MAI VĂN BÔN (Theo Diabetes Care)
BS MAI VĂN BÔN (Theo Diabetes Care)

TT - Các chất hữu cơ gây ô nhiễm dai dẳng (POP) kháng cự quá trình thoái biến sinh học và phổ biến trong dây chuyền sản xuất thực phẩm.

“Đại dịch” đái tháo đường đã rất gầnGiảm nụ vị giác, liên quan bệnh đái tháo đường?

Dữ liệu mới đây về hàm lượng các chất này trong huyết thanh người và mô mỡ liên quan đáng kể đến mức glucose xác định qua xét nghiệm dung nạp đường qua đường uống. Kết quả gợi ý rằng mức các chất nêu trên trong môi trường có thể là yếu tố gây bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ Eveline L. Dirinck, thuộc khoa nội tiết Bệnh viện Đại học y khoa Antwerp, Bỉ, đã khảo sát 151 người béo phì và 44 người cân nặng bình thường để đánh giá phạm vi rộng sự hiện diện một cách phổ biến các chất POP gồm 24 loại polychlorinated biphenyls (trước đây được sử dụng làm thiết bị điện và bị cấm từ năm 1970, nhưng trong môi trường vẫn còn tồn đọng, ảnh hưởng sức khỏe như có thể gây ung thư, rối loạn tim mạch, nội tiết khi ăn cá, thịt... bị nhiễm từ ao, hồ, sông, biển hoặc hít không khí ô nhiễm), thuốc trừ sâu p, p’ - dichlorodiphenyldichloroethylene. Người bị béo phì cũng có mức POP cao hơn so với người bình thường. Mức POP toàn phần trong cơ thể cũng liên quan đáng kể đến HbA1c (yếu tố đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh đái tháo đường).

Các chuyên gia cho rằng tiếp xúc với các chất hữu cơ gây ô nhiễm có thể góp phần phát sinh đại dịch cả đái tháo đường type 2 lẫn béo phì.

BS MAI VĂN BÔN (Theo Diabetes Care)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên