04/12/2020 10:04 GMT+7

Doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần thị trường thức ăn chăn nuôi

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần thức ăn chăn nuôi, 35% thị phần còn lại do doanh nghiệp trong nước nắm giữ.

Doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần thị trường thức ăn chăn nuôi - Ảnh 1.

Tốp 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2020, tháng 12/2020

Theo bảng xếp hạng tốp 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2020 do Vietnam Report công bố, các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục chiếm áp đảo về số lượng.

Về tổng quan thị trường, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỉ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu thế về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần, 35% thị phần còn lại do doanh nghiệp trong nước nắm giữ. Số thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp cũng như sản lượng của doanh nghiệp ngoại do tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Không chỉ vượt trội về thị phần, mà hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài có chiến lược kinh doanh bài bản với chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín.

Báo cáo đánh gi chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn và chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại với tốc độ tăng trưởng trung bình 5-6%/năm. Điều này tạo động lực phát triển cho thị trường thức ăn chăn nuôi. 

Tuy vậy, thời gian qua, dịch bệnh liên tiếp xảy ra và kéo dài đã khiến các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi trong nước bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa hoặc giảm mạnh công suất hoạt động.

Các tập đoàn lớn, trong đó có doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn không nhỏ nhưng họ vẫn chống cự được vì có nguồn vốn lớn, lại xây dựng được chuỗi liên kết từ khâu đầu của quy trình sản xuất đến tận bàn ăn người tiêu dùng.

Nhóm nghiên cứu khảo sát của Vietnam Report cho rằng để vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành, các doanh nghiệp trong ngành phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng, tái cơ cấu hoạt động, chú trọng hơn đến công tác an toàn sinh học.

Các giải pháp của các doanh nghiệ trong thời kỳ bình thường mới gồm nghiên cứu đa dạng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hữu cơ, đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn sinh học; tăng cường liên kết chặt chẽ với các trang trại, hộ chăn nuôi, phát triển tổ hợp mô hình an toàn sinh học 4F (Farm-Food-Feed-Fertilizer). 

Cuối cùng là tiếp tục phát triển, mở rộng kênh phân phối và đầu tư máy móc và dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động hóa, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

3,3 triệu con heo bị tiêu hủy, ngành thức ăn chăn nuôi cũng mệt mỏi 3,3 triệu con heo bị tiêu hủy, ngành thức ăn chăn nuôi cũng mệt mỏi

TTO - Để đối phó, các nhà máy sản xuất đã phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, chuyển từ sản xuất thức ăn chăn nuôi heo sang làm thức ăn cho gà và thủy sản để thay thế nguồn sụt giảm.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên