23/10/2019 19:55 GMT+7

Doanh nghiệp nên 'chung thuyền' với trường dạy nghề

HÀ BÌNH - THẢO THƯƠNG
HÀ BÌNH - THẢO THƯƠNG

TTO - Ngày 23-10, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), Đại sứ quán và Phòng thương mại Úc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo kỹ năng nghề Việt Nam - Úc với chủ đề 'Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp'.

Doanh nghiệp nên chung thuyền với trường dạy nghề - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp từ Úc và Việt Nam trong phiên thảo luận cùng doanh nghiệp tại hội thảo - Ảnh: HÀ BÌNH

Hội thảo là diễn dàn kết nối doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng giữa hai bên.

Tại hội thảo, bà Joanna Wood - tham tán giáo dục Đại sứ quán Úc tại Việt Nam - chia sẻ kinh nghiệm để phát triển đào tạo nghề cần nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh, giáo viên, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp.

"Học sinh, phụ huynh, xã hội cần thấy được rằng học nghề không kém gì học đại học cả. Doanh nghiệp cũng cần nhận thấy giáo dục nghề nghiệp rất có lợi cho họ khi tuyển dụng lao động vào làm việc. Và Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển", bà Joanna Wood nói.

Doanh nghiệp nên chung thuyền với trường dạy nghề - Ảnh 2.

Bà Joanna Wood cho rằng cần nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh, giáo viên, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp - Ảnh: HÀ BÌNH

Bà Wendy Walker (Bộ Việc làm, kỹ năng, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp gia đình Úc) cũng cho biết doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng nâng cao vị thế của giáo dục nghề nghiệp. Do đó, bà cho hay Chính phủ Úc khuyến khích doanh nghiệp "nói chung một thứ ngôn ngữ, ở cùng thuyền với giáo dục nghề nghiệp".

Làm thế nào để thu hút giới trẻ theo học nghề? "Cách làm của chúng tôi là khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi đam mê, theo đuổi những gì mình muốn làm. Khi chọn được ngành nghề yêu thích các bạn sẽ thấy đam mê trong công việc của mình.

Chúng tôi cố gắng cung cấp nhiều thông tin để học sinh, phụ huynh có thông tin chính xác, bổ ích về học nghề. Chúng tôi cũng có mạng lưới cựu học viên trường nghề để tôn vinh cá nhân xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp. Việc này để công chúng nhận thấy học viên học nghề sẽ có tương lai rộng mở, vững chắc", bà Wendy Walker chia sẻ.

Doanh nghiệp nên chung thuyền với trường dạy nghề - Ảnh 3.

Bà Wendy Walker: "Chúng tôi có mạng lưới cựu học viên trường nghề để tôn vinh cá nhân xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp" - Ảnh: HÀ BÌNH

Ngoài ra, một vấn đề khác được nhiều đại biểu tham dự hội thảo đồng tình là cần tư duy lại việc thiết kế chương trình đào tạo nghề.

"Chúng ta nên tìm hiểu xong doanh nghiệp cần lao động như thế nào, sau khi đào tạo xong người lao động sẽ có những kỹ năng thực tế gì. Sau khi tìm hiểu xong thì quay ngược lại thiết kế đào tạo nghề sẽ sát hơn với yêu cầu doanh nghiệp", bà Wendy Walker nói thêm.

Doanh nghiệp, thị trường lao động là nhân tố dẫn dắt

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Anh Dũng - phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết hội thảo nằm trong khuôn khổ Tuần lễ kỹ năng nghề Úc tại Việt Nam.

Theo ông Dũng, phát triển kỹ năng nghề là việc quan trọng giúp đất nước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững trong tương lai. Để đào tạo nghề hiệu quả phải thực sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; lấy doanh nghiệp và thị trường lao động là yếu tố dẫn dắt giáo dục nghề nghiệp.

Kêu gọi doanh nghiệp góp sức với dạy nghề Kêu gọi doanh nghiệp góp sức với dạy nghề

TTO - Doanh nghiệp thường phàn nàn về việc lao động không đáp ứng yêu cầu, nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng lao động chưa qua đào tạo. Sự chủ động đóng góp của doanh nghiệp cho hệ thống dạy nghề còn khiêm tốn.

HÀ BÌNH - THẢO THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên