Như vậy, sau khi quy định cho doanh nghiệp tự in hóa đơn, Bộ Tài chính tiếp tục cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa.
Theo thông tư 32/2011, hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn VAT; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Điều kiện để được khởi tạo hóa đơn, theo Bộ Tài chính, người bán hàng hóa, dịch vụ phải là tổ chức đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế hoặc có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin; có chữ ký điện tử…
Trước khi khởi tạo hóa đơn, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hóa đơn điện tử có giá trị tương đương hóa đơn giấy. Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan nhưng phải đáp ứng điều kiện: phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc; có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử; có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi… Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-5-2011.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận