Ảnh: MCKINSEY
Hai nhà nghiên cứu Abhishek Bhattacharya và Sean O'Donnell đến từ Sapient Global Markets đã đưa ra nhiều nhận định trong việc lưu trữ đám mây thời gian tới.
Trong xây dựng và thực hiện chiến lược điện toán đám mây, quyết định quan trọng không phải nằm ở việc chọn nhà cung cấp "tốt nhất" mà phải phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hoạt động, cũng như lưu trữ trên nhiều đám mây của nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Đối với một số dự án, việc hợp tác với một nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ tối ưu hóa hệ thống và dữ liệu, đáp ứng các yêu cầu về quy định lưu trữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Sự tin tưởng vào một nhà cung cấp duy nhất sẽ cản trở tính linh hoạt trong thời gian dài, dẫn đến việc sử dụng chưa thực sự phù hợp cho mục đích.
Một tổ chức có ý thức xây dựng chiến lược lưu trữ đa đám mây sẽ có cái nhìn tổng thể hơn và cải thiện được lợi thế cạnh tranh của mình. Để tăng tỉ lệ thành công, chiến lược cần giải quyết 4 điểm sau đây:
Chọn nhà cung cấp
Mỗi nền tảng đám mây đều có thế mạnh khác biệt. Doanh nghiệp cần thiết lập các tiêu chí và quyết định rõ ràng khi chọn một nhà cung cấp cụ thể để khai thác các thế mạnh nổi bật.
Mỗi nhu cầu cần phải xác định nền tảng "phù hợp với mục đích" để không chỉ ứng dụng đám mây lưu trữ mà còn đáp ứng nhu cầu bảo vệ dữ liệu và yêu cầu về quyền riêng tư hoặc tận dụng khả năng mở rộng để quản lý dữ liệu lớn.
Xem xét chi phí
Khi lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp, việc thương lượng giá cả tốt nhất và dự đoán chi phí theo thời gian cũng rất quan trọng.
Phải thừa nhận rằng việc định giá điện toán đám mây còn phức tạp hơn cả nghiên cứu khoa học tên lửa vì mức giá không chỉ khác nhau giữa các nhà cung cấp mà còn chênh lệch trong các dịch vụ của một nhà cung cấp duy nhất.
Các biến số này rất khó để xác định nhưng xử lý giá cả luôn là điều cần thiết trong giao dịch, không chỉ riêng gì điện toán đám mây.
Triển khai và phân phối
Mặc dù mọi nền tảng đám mây đều có chung một số điểm tương đồng, nhưng mỗi đám mây sẽ có những sắc thái riêng. Khi xây dựng chiến lược đa đám mây, doanh nghiệp phải xem xét các yêu cầu về nhân sự và đào tạo. Mỗi đám mây sẽ cần một nhóm chuyên dụng để triển khai và phân phối trên nền tảng đó, đồng thời chuẩn hóa các quy trình.
Hoạt động quản lý
Khi ứng dụng được di chuyển sang nhiều đám mây khác nhau, chúng sẽ được giám sát như thế nào? Liệu doanh nghiệp có dựa vào mô hình liên kết dựa trên khả năng giám sát của từng nhà cung cấp không? Hoặc liệu có cần sử dụng các công cụ của bên thứ ba để tập trung theo dõi?
Các câu hỏi này thuộc về các lĩnh vực quản lý sự cố, khắc phục thảm họa và đo lường mức độ dịch vụ (SLA). Tuy nhiên, một tổ chức xây dựng chiến lược đa đám mây phải có cách tích hợp các nền tảng đó để quản lý.
Doanh nghiệp phải có hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo các nền tảng đám mây sẽ được quản lý như một phần của hoạt động hằng ngày.
Với việc xây dựng chiến lược đa đám mây có tính ứng dụng cao, các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được hiệu quả hoạt động và không chỉ hỗ trợ cho tình hình kinh doanh mà còn đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận