108 phim tham dự Liên hoan phim VN lần 17Liên hoan phim VN lần 17 tại Phú Yên
Phóng to |
Các thế hệ điện ảnh gặp nhau tại lễ khai mạc: nghệ sĩ Chánh Tín và gia đình nghệ sĩ Lê Mai, Lê Khanh, Lê Vy - Ảnh: Dương Thanh Xuân |
Phú Yên tháng 12 lạnh hơn TP.HCM nhưng vẫn khá ấm với khách từ miền Bắc. Đêm khai mạc may mắn khi trời ấm lên, mưa nhỏ dù gió vẫn lồng lộng thổi. LHP mang đến Phú Yên - “tỉnh nhỏ cô em nằm xem kiếm hiệp” trong thơ Yến Lan - rất nhiều người nổi tiếng nhưng Phú Yên khá lặng lẽ cho đến tận chiều 15-12. Sự đón chào sôi động từ người hâm mộ chỉ “dấy” lên chút ít khi Phương Thanh, Phi Thanh Vân, Mai Thu Huyền xuất hiện tại hội trường đêm khai mạc.
NSND Thế Anh và Trà Giang đảm nhiệm điều khiển phần “lễ” và thay thế Trương Ngọc Ánh và Bình Minh trong vai trò MC là Giáng My và Huy Khánh. Đạo diễn Phạm Việt Thanh đã cố gắng đem những gì gần gũi nhất của điện ảnh để thể hiện ý tưởng cho đêm khai mạc. Con đường mà các nghệ sĩ đi trước khi tiến vào thảm đỏ được đặt tên là Con đường ánh sáng. Con đường này dài 170m, hai bên là các hoạt động văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc địa phương như hát bả trạo, hát dân ca bài chòi, tuồng, dàn cồng chiêng, trống đôi...
Với chủ đề được lấy tên bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Chung một dòng sông, đêm khai mạc đã dành thời lượng đáng kể cho sự tri ân các nghệ sĩ điện ảnh Việt qua từng thời kỳ lịch sử. Trên nền ca khúc Bài ca không quên do ca sĩ Cẩm Vân thể hiện, nhiều nghệ sĩ có mặt đã rất xúc động khi được ngắm nhìn tên tuổi, hình ảnh của những nghệ sĩ điện ảnh thời kỳ đầu của lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam. Có lẽ đó cũng là khoảnh khắc lắng đọng nhất tại lễ khai mạc. Lễ khai mạc còn có sự góp mặt của các ca sĩ Phương Thanh, Tấn Minh, Lê Anh Dũng, Lưu Hương Giang... với những ca khúc gắn với các bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt như Vợ chồng A Phủ, Tội lỗi cuối cùng, Tóc gió thôi bay và cả... Giải cứu thần chết!
Phú Yên không có nhiều rạp chiếu phim, thế nên phim được chiếu trước ngoài Hà Nội. Nhưng tại quảng trường 1-4 vào ba buổi tối diễn ra LHP, ba bộ phim không tham gia tranh giải được chiếu ngoài trời cho người dân xem là Long ruồi, Khát vọng Thăng Long và Bóng ma học đường.
Chỉ với ba đêm hai ngày, LHP lần này có lẽ là ngắn nhất từ trước đến nay. Kết quả cuối cùng chưa biết có gây tranh cãi hay không nhưng một cuộc gặp mặt lớn, “điểm danh đội hình” của nhiều thế hệ điện ảnh ít nhiều đã là sự chờ đợi bấy lâu.
LHP quốc gia lần thứ 17 vô tình mà hữu ý khi có đúng 17 phim nhựa tham gia tranh giải Bông sen và “xuất xứ” mỗi phim cũng vô cùng đa dạng. 10 phim tư nhân “đấu” với bảy phim nhà nước. Phim bom tấn giải trí như Những nụ hôn rực rỡ, Ðể Mai tính, Cô dâu đại chiến... chen chân với phim nhà nước thỉnh thoảng chiếu một vài lần nhân lễ lạt như Nhìn ra biển cả, Hoa đào, Vượt qua bến Thượng Hải... Cả những phim được báo chí xếp vào hàng thảm họa cũng tự tin có mặt. Trong số các ứng viên nặng ký, có hai phim “mới tinh” là Tâm hồn mẹ và Mùi cỏ cháy - hai bộ phim được đón nhận khá nồng nhiệt trong những suất chiếu đầu tiên ở Hà Nội. Riêng Tâm hồn mẹ của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang đã sớm có tin vui từ một LHP khác: LHP quốc tế Dubai.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 17 phim truyện nhựa cộng thêm năm phim truyện video, 70 phim tài liệu nhựa, tài liệu video, khoa học và 16 phim hoạt hình cũng tạm làm nên một LHP quốc gia đầy đặn. Danh sách ban giám khảo được công bố vào “giờ chót” được coi là một kịch tính mà ban tổ chức đã tạo được. Nhưng bất ngờ ở danh sách ban giám khảo có chăng nằm ở hạng mục phim truyện nhựa (đủ thành phần từ đạo diễn, biên kịch, quay phim đến nhạc sĩ, họa sĩ, âm thanh...) với cái tên nhà quay phim Ðinh Anh Dũng, bởi đã lâu lắm rồi anh không mấy “liên quan” đến điện ảnh. Trưởng ban giám khảo hạng mục này là đạo diễn - NSƯT Lưu Trọng Ninh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận