17/05/2018 07:09 GMT+7

'Điểm cộng' và 'điểm trừ' ở các công ty Nhật

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng người lao động ở xứ sở hoa anh đào có tỉ lệ trung thành với nơi làm việc cao hàng đầu thế giới.

Đây là điểm cũng thường được nhắc đến trong hồi kí những nhà sáng lập các tập đoàn danh tiếng Sony, Toyota hay Toshiba.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực

Theo trang LiveJapan.com, dù đều là các nền kinh tế hàng đầu thế giới, cách tuyển người của Mỹ và Nhật khác xa nhau. Chẳng hạn, nếu như buổi phỏng vấn ứng viên ở các công ty Mỹ trung bình kéo dài 10 tới 15 phút, ở Nhật Bản, buổi phỏng vấn có thể kéo dài từ 1 đến 1 tiếng rưỡi.

Ngoài ra, với các công ty Nhật, việc tìm hiểu sâu về tính cách, sở thích lúc rảnh rỗi của ứng viên cũng là điều khá phổ biến. Trong khi ở Mỹ, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng là những điều các công ty quan tâm hơn.

Một trong những "điểm cộng" của các công ty Nhật là mức lương, thưởng đều đặn và ổn định. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu gần đây của tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group (thuộc tập đoàn En-japan, Nhật Bản), 86% các doanh nghiệp Nhật áp dụng hình thức tăng lương hàng năm. Trong đó, mức tăng lương phổ biến là từ 5-10%/ năm (chiếm 62%). Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Vietnamworks và Navigos Search.

Điểm cộng và điểm trừ ở các công ty Nhật - Ảnh 1.

Các công ty Nhật Bản tuy có áp lực công việc cao nhưng lại chuyên nghiệp so với mặt bằng chung. Ảnh: Dispatcheseurope.

Thưởng Tết 1 tháng lương cũng là hình thức phổ biến nhất tại công ty Nhật Bản (55%), thưởng 2 đến 3 tháng lương chiếm tỉ lệ tổng cộng 21%.

Nhưng đối với các lao động người Việt, môi trường làm việc tại công ty Nhật mới là yếu tố hấp dẫn hàng đầu với họ. Lao động Việt cho rằng họ được rèn luyện thái độ, phong cách làm việc chuẩn mực trong môi trường chuyên nghiệp so với mặt bằng chung.

Cần đẩy mạnh thương hiệu và mở rộng cách đào tạo

Tuy vậy, các xu hướng đào tạo mới hiện vẫn chưa được doanh nghiệp Nhật nắm bắt nhanh chóng. Chẳng hạn mô hình nhiều quốc gia công nghiệp đang áp dụng rất hiệu quả là chương trình Mentor (tạm dịch: Người đồng nghiệp) cố vấn hiện chỉ thu hút 24% doanh nghiệp Nhật tham gia khảo sát cho biết đang thực hiện, và chỉ 7% doanh nghiệp Nhật có áp dụng e-learning (đào tạo trực tuyến).

Điểm cộng và điểm trừ ở các công ty Nhật - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu, 50% các ứng viên được khảo sát thể hiện mong muốn được làm việc, học hỏi tại công ty Nhật. Ảnh: Seekers

Bên cạnh đó, dường như doanh nghiệp Nhật vẫn còn chậm nhịp trong việc đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng, điều tác động không nhỏ trong việc cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực với các doanh nghiệp FDI khác.

Ông Gaku Echizenya (tổng giám đốc tập đoàn Navigos Group) nhận định và gợi ý giải pháp: "Các doanh nghiệp Nhật cần tận dụng lợi thế "văn hóa làm việc" để đẩy mạnh hơn nữa thương hiệu nhà tuyển dụng, có như vậy thì mới thu hút hiệu quả các ứng viên tài năng.

Việc chia sẻ nét văn hóa đặc trưng và môi trường làm việc thông qua mạng xã hội là một hình thức được nhiều nơi áp dụng thành công.

Các công ty có thể tận dụng nguồn lực của chính công ty để phát động những khóa học được điều hành bởi chính các nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, kỹ năng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật tốt. Các chương trình đào tạo trực tuyến (e-learning), trò chơi điện tử ứng dụng hóa (gamification)… cũng là những giải pháp tốt có thể tham khảo".

Lương thưởng doanh nghiệp Nhật tăng đều, hiếm khi đột biến Lương thưởng doanh nghiệp Nhật tăng đều, hiếm khi đột biến

TTO - Tại các doanh nghiệp của Nhật Bản ở Việt Nam, mức tăng lương phổ biến là từ 5-10% mỗi năm, mức tăng lương 15% mỗi năm chiếm 23%.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên