Tranh minh họa |
Bạn đọc Hoàng Thảo viết: Đã nói luật là luật - như TS Nguyễn Ngọc Điện đã nói rất rõ. Ý kiến của TS Ngọc Điện cũng là ý kiến được coi như chung đúc của nhiều người - đến tuổi hưu là nghỉ. Nếu nói như bà bác sĩ Đặng Bé Nam vì công việc cần nên phải ở lại tiếp tục thì trên đất nước có biết bao người cũng vin lý do này mà ngồi lại thì còn gì là luật.
Công việc ở bệnh viện bà đang phụ trách có gì hệ trọng ghê gớm đến mức bà không thể bàn giao cho người khác. Nói cứ giống như là công việc nghiên cứu cao cấp ở phòng thí nghiệm đòi hỏi chuyên gia hàng đầu phải cùng tham gia nghiên cứu mới được!
Thật khó nghe khi cơ quan đề xuất ý kiến (và đi đến quyết định) để bà ở lại thêm mấy năm nữa là trông bà "còn trẻ". Khái niệm "trẻ" và chuẩn tuổi tác quy định nghỉ hưu sao lại nhập nhằng vào đây? Xin Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quyết định can thiệp để không tạo nên một tiền lệ không hay - nếu không nói là sai lệch, sai trái luật pháp về việc đến tuổi hưu mà còn ngồi lại ghế, trừ những vị trí quan yếu, vì những lý do tối cần thiết ở cấp Trung ương.
Bạn đọc Hoài Anh viết: Luật là luật, đừng viện dẫn các lý do khác... Hãy để tuổi trẻ đảm nhận, không có BS Bé Nam thì có BS khác, lo gì, việc nước còn nhiều người giỏi lắm.
Bạn đọc Văn Đạt bình luận: Nếu các nơi khác cũng áp dụng như vậy thì trở thành già hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đi ngược với chủ trương trẻ hóa.
+ Không phải bà còn trẻ mà bà còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc còn dang dở. Tôi thấy cũng cần thiết nếu bản thân người đó có năng lực và được bình xét của nhân viên tại cơ quan đó. Tôi thấy người trẻ cũng không chắc làm được gì. + Trước hết cần xem lại bác sĩ Bé Nam thật sự có năng lực hay không? Nếu có thì việc kéo dài tuổi làm việc cũng không vấn đề gì. |
Bạn đọc Anh Quang lập luận: "Tôi thấy điều đó là hợp lý và sức khỏe của tôi còn đảm nhận được công việc nên chấp nhận quyết định của Sở Y tế”. Tuy bà nói vậy nhưng tôi không đồng ý! Có nhiều người còn làm tốt hơn nếu cho họ cơ hội!
Bạn đọc Tuan Nguyen cũng viết: Đến tuổi hưu thì phải nghỉ - luật pháp đã quy định. Về công việc thì bác sĩ cũng không nên quá lo. Không lẽ không có người đủ trình độ như bác sĩ Đặng Bé Nam để đảm đương. Nếu cứ nói "tôi trẻ hơn tuổi và còn có thể cống hiến" thì sẽ thành tiền lệ và sẽ chẳng ai chịu "buông ghế" cả bác sĩ Bé Nam ạ.
Cùng suy nghĩ, bạn đọc Nguyễn Xuân Hoàng viết: Trong thời kỳ nào một đơn vị cũng cần có một vị lãnh đạo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với công việc. Ý nguyện của BS Bé Nam là đúng. Tuy vậy đã có luật Lao động đến tuổi cần nghỉ là phải nghỉ để tránh làm vật cản bước tiến của lớp trẻ. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều người tài giỏi lắm. Kéo dài thời gian tại chức chỉ gây thêm nhiều người nghĩ mình tham quyền cố vị. Với tài của mình, BS về hưu muốn tiếp tục cống hiến cho ngành, cho bà con có thể mở bệnh viện tư nhân hoặc phòng khám tư nhân cơ mà!
Bạn đọc Nguyễn Nguyên nêu giải pháp: Theo quy định thì bà phải nghỉ. Tỉnh làm như thế là sai. Nếu thật cần thiết có thể ký thêm hợp đồng làm chuyên gia, nhưng dứt khoát là phải thanh toán hợp đồng nghỉ hưu. Tỉnh hết người rồi hay sao?
Bạn đọc Tùy Anh Hoàng cho rằng: Bà ấy cứ về đi ắt sẽ có người thay chuẩn, đừng ngụy biện và làm sai luật lao động... Nếu không có người thay thì lỗi lớn nhất là bà Nam cùng tập thể Đảng bộ bệnh viện vì không có tâm đào tạo người kế vị và công tác cán bộ quá kém...
Bạn đọc Đoàn viết: Theo tôi nên thực hiện đúng luật, bà nên nghỉ. Bệnh viện không có bà thì hoạt động vẫn tốt mà. Nếu Cà Mau cần người giỏi chuyên môn thì nên hợp đồng sau hưu.
Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Thủy nêu ý kiến: Tốt nhất, đúng tuổi nên về hưu để thay thế lớp kế thừa mới, trong môi trường mới để tạo sự đổi mới tốt hơn chứ cứ lấy cái cũ của bà áp vào thì chừng nào mới tiến bộ?
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Có tâm, có tầm thì ở đâu cũng cống hiến được. Theo quy định đến tuổi nghỉ hưu những người có đủ điều kiện tiếp tục làm công tác chuyên môn thì thôi giữ chức vụ quản lý. Làm khác đi, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sự minh bạch của công tác tổ chức cán bộ vốn rất nhạy cảm hiện nay. Theo tôi bác sĩ Nam từ chối chức vụ kéo dài này để giữ thể diện cho ngành, cho lãnh đạo, còn tăng uy tín của mình.
Việc này Bộ nội vụ cần xử lý việc thực thi pháp luật về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho đúng pháp luật. Nếu không thì lập nhóm nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung vào luật "Nếu thấy cán bộ còn trẻ thì được bổ nhiệm thêm" và "Người nào làm lãnh đạo mà cơ quan đó đang thực hiện dự án thì được bổ nhiệm thêm"? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận