Dân Sài Gòn khốn đốn, loi ngoi chạy lũSài Gòn năm sau ngập cao hơn năm trước
Phóng to |
Nhà chị Nguyễn Thị Bạch Yến trên đường Nguyễn Xuân Ôn, Q.Bình Thạnh, TP.HCM bị ngập từ ngoài vào trong tối 21-10. Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Xe bị chết máy trong hẻm 27 đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM tối 21-10. Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Ông Gĩa Thanh Nhàn, 61 tuổi bị thương ở chân nhưng do xe bị chết máy nên rất vất vả để di chuyển ra khỏi hẻm 27 đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM tối 21-10. Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Ông Vương Văn Ba (80 tuổi, trú tại P.16, Q.8, TP.HCM) nằm trên giường 2 ngày nay do nước tràn vào nhà không thể đi lại được- Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Nhiều nhà dùng ván, bạt, bao cát… chắn trước nhà - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Nhiều nhà dùng ván, bạt, bao cát… chắn trước nhà - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Một người dân mang chiếc xe đạp sa ng gửi nhờ nhà hàng xóm vì nhà bị ngập sâu - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Gia đình anh Quang đang trên đường về nhà người thân tá túc do nhà anh bị ngập sâu không thể ở được (đường số 4, P.16, Q.8) - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Một quầy bán hủ tiếu trên đường Bến Phú Định, P.16, Q.8 - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Người dân mang tràm về làm đê bao ngăn không cho nước tràn nhà - Ảnh: Hữu Khoa |
Phóng to |
Người dân mang tràm về làm đê bao ngăn không cho nước tràn nhà - Ảnh: Hữu Khoa |
Tối 21-10, gia đình anh Võ Văn Vũ (phường An Phú Đông, quận 12) phải mua giường sắt rồi kê cao lên để “ngủ” với triều cường - Ảnh: Minh Mẫn |
Đến thời điểm này, nước đã bao vây các tuyến đường như Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hữu Lầu (Q.7).
Tại đường Lê Văn Lương huyện Nhà Bè nước ngập cả tuyến đường dài, sâu hơn nửa mét hàng loạt xe chết máy. Nước ngập sâu đến đầu gối ở các con hẻm trên đường.
Chiều tối 21-10, người dân Sài Gòn tiếp tục đối mặt với ngập lụt nhiều nơi khi đỉnh triều được dự báo sẽ vọt lên 1,65m vào lúc 18g30. Nhóm PV, CTV Tuổi Trẻ đang có mặt ở những điểm nóng ngập lụt ghi nhận tình hình |
Từ con hẻm nằm sát bờ sông trên đường Lê Văn Lương (ấp 1 xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) chị Trinh người dân ở đó cho biết nước đã bủa vây hầu hết căn nhà ở khu vực này, nước sông cứ cuồn cuộn trôi vào nhà.
Người dân trong hẻm dù đã kê hết đồ đạc lên cao nhưng nước dâng lên cao quá nên một số vật dụng bị ướt.
Tại đường Phạm Hữu Lầu (P.Phú Mỹ, Q.7) nước cũng ngập đến nửa bánh xe, các nhà dân hai bên đường có nền thấp đều ngập nước.
Ngập dữ dội nhất là đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) nước ngập các đoạn ở P.Phú Mỹ, P.Tân Phú, hàng trăm người dân quay cuồng lội nước đẩy xe. Các xe ôtô băng qua, tạo thành từng đợt sóng xô ngã người đi đường, nước tràn ồ ạt theo từng đợt vào nhà dân.
Chị Nguyễn Kim Trinh nhà ở P.Phú Mỹ, Q.7 cho biết dù đã biết triều cường dâng cao nên chị đã đi làm về sớm tuy nhiên khi đi trên con đường Huỳnh Tấn Phát thì mắc kẹt giữa dòng nước ngập. Nước sâu có đoạn hơn nửa mét, đồng thời kéo dài cả km khiến người dân phải tấp vào lề đường chờ nước rút.
Đến 19g30, người dân lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát vẫn đang vật lộn với ngập.
Khoảng 19g20: tại khu vực sông Vàm Thuật (khu phố 2, phường An Phú Đông) nước bắt đầu dâng lên. Ghi nhận tại hiện trường, khu vực cạnh phà An Phú Đông, nước đã dâng lên quá gối. Một số gia đình đã dùng đến 4-5 bao cát chất chồng lên nhau để ngăn nước tràn vào nhà.
Còn tại khu vực phường 5, Q.Gò Vấp do đã chuẩn bị từ 1 ngày trước nên một số hộ dân đã hạn chế được nước tràn vào nhà.
Nước dâng lên, rắn bò vào nhà
18g00: một số hộ dân có nhà tạm bợ kế bên sông Phú Xuân, đoạn qia huyện Nhà Bè phải di dời sang những nhà khác, để tránh tình trạng nước rút gây sạt lở, làm sập nhà
17g30, nước tiếp tục tràn vào các con hẻm ở ấp 1, ấp 2 huyện Nhà Bè gây ngập nhà dân. Trong khi nước dâng lên rắn từ ngoài sông bò vào hẻm số 2 đường Lê Văn Lương huyện Nhà Bè khiến nhiều người dân lo sợ.
Nước bủa vây hẻm dọc bờ sông ở ấp 1 khiến hàng loạt nhà dân chìm trong nước. Căn nhà không số nằm trước nhà 141 đường Lê Văn Lương ấp 1 xã Phước Kiển ngập nặng. Tại thời điểm này, tiếng rú ga để sửa xe máy đang vang lên ầm ĩ ở các tuyến đường ngập tại huyện Nhà Bè.
Cùng thời điểm, người dân ở các tuyến đường như Lương Định Của (Q.2), Bến Phú Định (Q.8), Kinh Dương Vương (Q.6)...ngập nước lênh láng.
Trước đó vào chiều cùng ngày, người dân ở ấp 2 xã Phước Kiển đã nhanh chóng vây cá dưới ao đưa đến các nơi khác để tránh nước sông tràn vào gây ngập.
17g00: Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ tịch UBND P.5, Q.Gò Vấp, cho biết "sau đêm 20-10, phường đã xuống hiện trường ở khu phố 12, P.5, Q.Gò Vấp bị ảnh hưởng do triều cường. Vào trưa ngày 21-10, phường đã dùng 150 bao cát để gia cố bờ bao. Trong chiều tối ngày hôm nay, lực lượng của phường sẽ túc trực ở dọc bờ sông và khu vực nhà dân có khả năng sẽ bị ngập để hỗ trợ. Trong trường hợp ngập nặng, phường sẽ hướng dẫn cho người dân tạm trú ở hai nhà thờ trên địa bàn. Mặt khác, phường cũng đã liên hệ với chùa Như Lai để cung cấp lương thực trong trường hợp cần thiết".
16g30: Tại khu vực sông Vàm Thuật, thuộc khu phố 2, phường An Phú Đông, Q.12, người dân cũng đang chuẩn bị để đối phó với triều cường. Trời mưa rất lớn, cộng bờ bao bị bể vào tối 20-10, khiến nước ngập nhà dân
Một số hộ dân tự mua đất, xà bần để gia cố bờ bao (đoạn bờ sông bị nước tràn vào). Một số khác sống ở dọc bờ sông đã dọn đồ đạc như áo quần, giày dép lên cao hơn. Ngoài ra, một số khác tự mua bao cát về để che chắn, ngăn nước trước cổng nhà.
Chị Hà, một người dân sống ở đây cho biết: "vào chiều tối 20-10, khi triều cường lên, người dân ở đây phải thức trắng đêm đi di chuyển đồ đạc, vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa tát nước ra khỏi nhà".
Người dân ở ấp 2 xã Phước Kiển huyện Nhà Bè bắt cá dưới ao - Ảnh: Đức Phú |
Thủy triều tràn vào nhà dân ở ấp 1 xã Phước Kiển - Ảnh: Đức Phú |
Một người dân có căn chòi ở con hẻm số 2 đường Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức ngập nước - Ảnh: Đức Phú |
Rắn bò lên hẻm số 2 đường Lê Văn Lương xã Nhơn Đức - Ảnh: Đức Phú |
Dọn nhà chạy lũ
15g30: Ghi nhận tại quận 12, quận Gò Vấp... người dân đang hối hả di chuyển các vật dụng trong gia đình để chuẩn bị đón đợt triều cường mới. Một số hộ đóng luôn cửa nhà và di chuyển đi nơi khác vì nước ngập hôm qua đến giờ vẫn chưa rút.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hà (khu phố 12, đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp) bị trôi hầu hết các vật dụng trong gia đình. Nhiều năm qua, cứ đến mùa triều cường, khu vực này lại ngập nặng.
Do đây là khu quy hoạch treo, dù bị ngập nhưng người dân vẫn không được sửa chữa nhà cửa (nâng cấp nền nhà để chống lại triều cường).
5 ngày gồng mình chịu ngập
Đến gần 17g00, nước từ sông Phú Xuân (đoạn qua huyện Nhà Bè) nước bắt đầu ngập tràn vào các con hẻm. 17g30 nước tràn vào nhà dân. Tính tới thời điểm hôm nay là ngày thứ 5 người dân phường Phú Mỹ (H. Nhà Bè) phải chịu cảnh ngập úng.
Nước từ sông Phú Xuân liên lục dâng cao khiên nhiều em nhỏ lo sợ - Ảnh: Lê Văn Phong |
Người dân dùng xe ba gác để chuẩn bị chuyển đồ nhưng nước đã ngập gần tới đế xe - Ảnh: Lê Văn Phong |
Chị Đinh Thị Nhơn (55 tuổi) cho biết: “Mỗi ngày nước ngập 2 lần khiến tôi quá mệt mỏi. Lần đầu lúc 1g khuya kéo dài đến 5g sáng. Lần thứ 2 ngập từ 17g đến 21g”.
Trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát (H. Nhà Bè) các miệng cống bắt đầu dâng nước ra ngoài đường, khiến tình trạng ngập tiếp tục diễn ra.
Đồ dùng sinh hoạt được kê lên cao - Ảnh: Lê Văn Phong |
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều sáng 21-10 là 1,58m, đến 18g30 phút đỉnh triều sẽ vọt lên 1,65m. Với đỉnh triều như trên, có ít nhất 16 tuyến đường nội thành bị ngập nặng, nhiều khu vực ngoại thành sẽ bị tràn bờ bao.
Cũng trong sáng 21-10, ông Nguyễn Minh Giám - phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết đỉnh triều thực đo tối ngày 20-10 cao bất thường, lên đến 1,68m (cao hơn dự báo 4cm) - vượt đỉnh triều lịch sử năm 2012 đến 6cm và là đỉnh triều cao nhất từ trước đến nay.
Đỉnh triều lịch sử trên đã làm hàng loạt khu vực tràn bờ gây ngập tại nhiều khu vực ngoại thành. Hơn 16 tuyến đường khu vực nội thành và hàng loạt các tuyến đường nội bộ, hẻm tại khu vực quận 6, 8, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Bình Chánh… bị ngập sâu trong nước
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận