28/08/2013 15:58 GMT+7

Đề xuất đổi mới đơn vị hành chính còn hai cấp tỉnh và dưới tỉnh

QUỐC THANH
QUỐC THANH

TTO - Ngày 28-8, tại TP.HCM, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổ chức tọa đàm về chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp nên mở đường cho việc lập “thành phố nhỏ”Quốc hội thảo luận về Hiến pháp

Đến dự có hai ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Sinh Hùng - chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ông Lê Thanh Hải - bí thư Thành ủy TP.HCM.

FWm4mqhV.jpgPhóng to
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên khai mạc buổi tọa đàm “Về chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992” sáng 28-8 - Ảnh: Minh Đức

Phát biểu gợi mở một số nội dung cốt lõi trước khi bước vào phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh vấn đề chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một trong những nội dung quan trọng nhất, cũng là nội dung khó nhất, nên dành cả một ngày để thảo luận riêng nội dung này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý… tập trung cho ý kiến vào năm vấn đề trọng tâm.

Thứ nhất, về đơn vị hành chính, chia thành ba cấp như hiện nay hay hai cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) hoặc đa dạng hóa trong việc chia đơn vị hành chính?

Thứ hai, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.

Thứ ba, cơ chế phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương sao cho vừa đảm bảo quyền quản lý thống nhất của trung ương, vừa đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.

Thứ tư, tính chất của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước hay chỉ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương?

Thứ năm, cách quy định chế định chính quyền địa phương trong Hiến pháp như thế nào? Quy định khái quát và giao cho luật quy định hay quy định chi tiết, cụ thể trong Hiến pháp?

Ông Lý cho biết dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đề xuất hai phương án về tính chất của HĐND.

Theo đó, phương án 1: HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Phương án 2: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Theo ông Phan Trung Lý, quá trình thảo luận về tính chất của HĐND vừa qua vẫn có hai loại ý kiến, nên câu hỏi tính chất của HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước (như Hiến pháp hiện hành) hay chỉ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương?

Trong khi đó, về đơn vị hành chính, ông Lý cũng cho biết có ba loại ý kiến. Có nhóm ý kiến đề nghị giữ quy định về đơn vị hành chính như hiện nay. Theo đó, chia thành tỉnh, huyện, xã để đảm bảo tính kế thừa, ổn định, tránh xáo trộn bộ máy nhà nước.

Nhóm ý kiến thứ hai đồng tình cần đảm bảo tính ổn định của bộ máy nhà nước nhưng cần có sự đổi mới mang tính đột phá về chính quyền địa phương.

Nhóm ý kiến này cho rằng chỉ tổ chức hai cấp đơn vị hành chính, gồm tỉnh và dưới tỉnh để giảm bớt sự cồng kềnh của hệ thống bộ máy, giảm bớt khâu trung gian, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Nhưng cũng có loại ý kiến thứ ba đề nghị đa dạng hóa việc chia đơn vị hành chính lãnh thổ để làm căn cứ hiến định cho việc đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương.

Do còn ý kiến khác nhau, nên theo ông Lý, dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất ba phương án về đơn vị hành chính.

QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên