* Bộ Kế hoạch - đầu tư tiếp tục rà soát dự án đầu tư công
Báo cáo của các ngành chức năng TP cho thấy dự kiến trong tháng 4 sản lượng điện tiết kiệm được khoảng 32 triệu kWh, tăng 30% so với tháng trước. Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP.HCM nhấn mạnh: sản lượng điện tiêu thụ cho khu vực thắp sáng tiêu dùng giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm trước, điều này được cho là hiếm thấy. Rõ ràng chủ trương tiết kiệm điện đã “thấm” vào cuộc sống người dân.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hoàng Quân cho biết nếu các giải pháp tiết kiệm được thực hiện tốt trên các lĩnh vực như điện, nước, xăng dầu... thì mỗi năm TP có thể tiết kiệm được khoảng 5.000 tỉ đồng. Ông Quân cũng yêu cầu làm quyết liệt hơn các giải pháp thực hành tiết kiệm để việc thực hành tiết kiệm trở thành văn hóa trong sinh hoạt hằng ngày.
Báo cáo tại cuộc họp còn cho biết UBND TP đang xem xét tờ trình của Sở Kế hoạch - đầu tư TP đề xuất điều chỉnh giảm vốn của 95 dự án với tổng vốn được giảm là 453 tỉ đồng, trong đó đình hoãn 15 dự án trong năm 2011 với tổng vốn gần 38 tỉ đồng; giãn tiến độ 80 dự án trong năm nay với tổng vốn giảm 415 tỉ đồng. Hiện TP đang kiểm tra, rà soát tiến độ thi công, giải ngân của các dự án đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách, tiếp tục giảm dự án chậm tiến độ...
Theo báo cáo tại cuộc họp của ông Nguyễn Hữu Nghiệp - phó cục trưởng Cục Hải quan TP, Hải quan TP đang lên kế hoạch triển khai đề án thủ tục hải quan một cửa, dự kiến áp dụng thí điểm từ ngày 1-8. Ông Nghiệp nói nếu áp dụng thủ tục hải quan điện tử sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 1 triệu đồng/container.
* Ngày 21-4, ông Bùi Hà, vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Bộ Kế hoạch - đầu tư, cho biết việc rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư công đang được tổng hợp lại lần 2 để cuối tháng 4 báo cáo chính thức lên Thủ tướng Chính phủ. “Lần này sẽ rà soát chặt chẽ hơn để giảm các dự án đầu tư công” - ông Hà nói sau khi kết quả rà soát ban đầu cho thấy giảm được 20% số dự án với tổng số vốn cắt giảm khoảng 3.400 tỉ đồng.
Theo ông Hà, mục đích của việc tổng hợp lại là lập danh sách các dự án đầu tư công bị cắt giảm, đình hoãn hoặc giãn tiến độ một cách chặt chẽ hơn để sắp xếp vốn cho các dự án quan trọng. “Lấy tiền đã phân bổ cho dự án không hiệu quả và không cấp thiết để phân bổ cho dự án thật sự quan trọng và hiệu quả chứ không nhằm để thu hồi lại vốn cho trung ương” - ông Hà nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận