Để PISA phát huy hiệu quả

Nhà giáo TRẦN HỮU TRÙ (Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
Nhà giáo TRẦN HỮU TRÙ (Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)

TT - Bộ GD-ĐT cho biết năm 2012 toàn ngành sẽ triển khai chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA) làm thước đo đánh giá chất lượng học sinh của từng huyện, từng tỉnh. Khi đó tỉ lệ tốt nghiệp THPT sẽ không còn là tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương.

PISA (Programme for International Student Assessment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế, dự án nghiên cứu so sánh đánh giá chất lượng giáo dục lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD thực hiện ở nhiều nước. Trong thời gian ba năm chương trình này không chỉ kiểm tra trình độ kiến thức của học sinh theo các môn phổ thông, mà còn kiểm định khả năng áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.

Qua nhiều năm nghiên cứu đánh giá chất lượng đại trà của khoảng 60 nước tham gia PISA, người ta đã nghiệm ra rằng không phải tăng chi cho giáo dục là chất lượng tăng theo. Không phải trường sở khang trang, giáo viên lương cao là trường có chất lượng tốt; không phải tăng giờ dạy giờ học là học sinh giỏi lên. Nhiều nước học sinh học ít giờ nhưng lại giỏi, không phải cứ giảm số học sinh trên lớp là chất lượng học sinh tăng lên.

Kết luận rút ra là chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định chất lượng của học sinh. Chất lượng của giáo viên phụ thuộc vào chất lượng đào tạo- trường sư phạm và chất lượng của quản lý. Năng lực quản lý là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhà trường.

Thực tế một trường không thay đổi gì về cơ sở vật chất giáo viên nhưng chỉ thay đổi hiệu trưởng là có sự chuyển biến. Một hiệu trưởng giỏi chỉ trong một vài năm sau trường có chất lượng tốt hơn.

Tuy mới bước đầu tìm hiểu về PISA nhưng chúng ta thấy giáo dục nước ta cũng có những bài học kinh nghiệm từ PISA. Hiện nay giáo dục nước ta đang có rất nhiều phong trào, cuộc vận động nay tổ chức thêm khảo sát thử nghiệm chương trình PISA để hòa nhập với thế giới. Để đạt được kết quả của các cuộc vận động nói trên, làm chuyển biến chất lượng giáo dục học sinh, điều đầu tiên là mỗi nhà trường từ hiệu trưởng đến giáo viên cần phải có cái tâm cái đức của nhà giáo, phải hết lòng vì học sinh, đoạn tuyệt bệnh chạy theo thành tích ảo. Nếu không, dù có nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho ai.

Nhà giáo TRẦN HỮU TRÙ (Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên