Giải thích cho quyết định này, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA, phân trần: mỗi lần thực hiện tạm trữ đều bị một số cơ quan, địa phương và dư luận chỉ trích về những bất cập như “chính sách chỉ làm lợi cho doanh nghiệp tạm trữ”, “chỉ tiêu tạm trữ chưa đáp ứng yêu cầu tiêu thụ, không làm tăng giá lúa của nông dân”, “không rõ ràng trong phân bổ và kiểm tra trong quá trình thực hiện mua tạm trữ”... Ông Phong cho rằng trong chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân vừa qua, dù được hỗ trợ lãi suất nhưng các doanh nghiệp vẫn đang bị lỗ 20-30 USD/tấn gạo so với mức giá bán hiện tại. Do đó, để kế hoạch tạm trữ diễn ra như mong muốn của các địa phương, VFA thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT và các địa phương thực hiện kế hoạch mua tạm trữ từ các vụ tới.
* Theo VFA, trong bốn tháng đầu năm nay VN đã xuất khẩu được 2,151 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 942 triệu USD, tăng 23,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến hết tháng 4-2013, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu 4,231 triệu tấn gạo, trong đó số hợp đồng còn lại giao từ tháng 5-2013 là 2,08 triệu tấn.
Giá gạo xuất khẩu của VN trong tháng 4 tiếp tục giảm 10-15 USD/tấn so với tháng 3 do thiếu nhu cầu và áp lực bán ra của doanh nghiệp để quay vòng vốn. Giá xuất khẩu bình quân trong bốn tháng cũng giảm mạnh trên 28 USD/tấn so với cùng kỳ 2012. Còn trong nước giá lúa gạo cũng giảm sau khi kết thúc mua tạm trữ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận