Ông Đặng Đình Toại - chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, nơi triển khai hai thủy điện này - đã báo cáo như thế với đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên về tình hình đời sống người dân vùng tái định cư và việc triển khai các dự án tái định canh, định cư của hai dự án thủy điện nêu trên.
Còn báo cáo của UBND huyện Sơn Hòa cho hay tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của ba khu tái định cư thủy điện Sông Ba Hạ hiện gần 36%, khá cao so với tỉ lệ chung toàn huyện.
Để làm thủy điện Sông Hinh, huyện Sông Hinh mất đến gần 6.200ha đất và phải di dời, tái định cư cho khoảng 500 hộ dân. Hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa cũng mất gần 2.500ha để làm thủy điện Sông Ba Hạ, di dời 208 hộ dân đến các khu tái định cư. Ông Phạm Đình Phụng - phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa - nói rằng việc xây dựng các thủy điện đã lấy quá nhiều đất ở, đất sản xuất của dân nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động vẫn chưa “trả” lại đất cho bà con. “Ví dụ ở dự án thủy điện Sông Ba Hạ, dân huyện Sơn Hòa mất hơn 670ha đất sản xuất nhưng đến nay chủ đầu tư mới san ủi được một cánh đồng lúa nước tự chảy chỉ 31ha, mà 2/3 diện tích này là đất quá xấu, sản xuất không đạt hiệu quả” - ông Phụng nói.
Ông Nguyễn Thái Học - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên - cho rằng: “Hầu hết các hộ dân ở những khu tái định cư hai thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ đều thiếu đất sản xuất, không có tư liệu sản xuất, lại sử dụng hết số tiền được đền bù dẫn đến đói nghèo ngày càng gia tăng, kéo theo hệ lụy khác là nạn phá rừng, thất học... Vì thế các chủ đầu tư thủy điện phải có trách nhiệm tái đầu tư cho vùng tái định cư”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận