Dân Nghệ An hối hả chạy lũLũ, lốc quét qua, xóm làng nát tan như sau trận bom cànNước lũ chạm mái nhà, dân Hà Tĩnh than đói rét
Phóng to |
Hình ảnh ngày 17-10 ở rốn lũ Tân Hóa. Nước ngập nửa nhà và người dân đang bình yên trên rầm tra của những ngôi nhà này - Ảnh: Minh Đạt |
“Hồ nước” này thoát về xuôi qua một con sông ngầm chảy len lỏi qua hệ thống núi đá vôi nên lưu lượng nước thoát rất thấp. Mỗi lần có lũ lụt, làng xóm ở Tân Hóa bao giờ cũng bị ngập sâu đến 5-7m.
Vì vậy, từ rất lâu, người dân Tân Hóa đã biết cách sống chung với lũ. Nhà nào cũng có một căn gác lửng nằm sát mái nhà, họ gọi là rầm tra. Ở đó, họ bỏ sẵn lương thực, thực phẩm dự trữ. Khi có lũ, họ leo lên rầm tra để ở, cùng với xoong nổi, chén bát, áo quần, chăn chiếu và các đồ vật quí giá. Nếu nước lên nữa, họ sẽ dỡ ngói chui ra, theo thuyền chạy lên núi.
Sau cơn lụt lịch sử 2010, người Tân Hóa đã nghĩ ra cách làm ngôi nhà phao, đó là nơi có thể cất giữ nhiều tài sản; tất cả xe máy, lợn, gà, bàn ghế giường tủ… đều được xếp lên đó. Nước lên thì nhà phao cũng lên. Nhờ vậy, mà họ không bị thiệt hại nhiều về tài sản. Và đặc biệt, dù nước ngập đến nóc nhà, nhưng hầu như không có người bị chết.
Dưới đây là chùm ảnh người dân Tân Hóa sống chung với lũ vừa được CTV TTO ghi được trong sáng nay 17-10.
Người dân trèo lên rầm tra bằng một chiếc cầu thang. Cầu thang này cũng để thóat ra ngoài để xuống thuyền - Ảnh: Minh Đạt |
Trên rầm tra, họ có thể nấu ăn như bình thường - Ảnh: Minh Đạt |
Và trên rầm tra, họ ngủ nghỉ an toàn, nhất là với trẻ con - Ảnh: Minh Đạt |
Sinh hoạt bình yên trên rầm tra, một hình ảnh hiếm hoi giữa vùng lũ lụt - Ảnh: Minh Đạt |
Đây là hình ảnh bên trong ngôi nhà phao. Ở đó, có cả xe máy và nhiều tài sản khác, nổi trên mặt nước lũ - Ảnh: Minh Đạt |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lũ quét, lũ lớn cô lập Hà TĩnhPhóng sự ảnh miền Trung oằn mình trong bão, lụtQuảng Bình: Quốc lộ 12 bị chia cắt nhiều đoạnBão số 11 rất mạnh, diễn biến phức tạp Bão số 11 mở hai cửa biển mới ở Thừa Thiên Huế Cơn bão số 11 lại gây sự cố lưới điện 500KVBão số 11: người trồng cao su lại thiệt hại nặng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận