VN chuẩn bị đón công dân thứ 90 triệu
Phóng to |
Dành nhiều thời gian cho con để lắng nghe tiếng lòng con trẻ - Ảnh minh họa: TTO |
Phóng to |
Ông Cử nói: Nói về chất lượng dân số, có một thước đo chung là chỉ số phát triển con người.
Thế giới đã theo dõi chỉ số này từ 1990 và những năm qua, chỉ số phát triển con người ở VN liên tục tăng. Nếu nhìn tổng quát, chất lượng dân số ở VN không ngừng phát triển.
Nhìn ở từng bộ phận dân cư, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi đều giảm mạnh, năm 2011 tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi là 14 phần ngàn, trước đây phải 60-70 phần ngàn, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh.
Tỷ lệ trẻ em được đi học, số được phổ cập tiểu học, số học sinh nữ học ĐH-CĐ đều cao.
Tuổi thọ bình quân ở VN đã đạt 73 tuổi, cao hơn rất nhiều so với 1960 người Việt chỉ thọ bình quân 40 tuổi.
* Thưa ông, trong cái nền chung ấy, đang có những thách thức cho một đất nước có số dân đông đến 90 triệu người. Ông nghĩ sao về những thách thức hiện nay?
- Dân số đông nhưng quy mô gia đình đang nhỏ lại. Trước đây bình quân mỗi gia đình có 5,2 người, thì nay chỉ còn 3,8 người. Các cặp vợ chồng ít con, kinh tế khá giả hơn, nhưng xã hội ta đang xuất hiện một nhóm người “hai ít, một nhiều”, nghĩa là con ít, ít điều kiện chăm sóc con mà chỉ có… nhiều tiền.
Ai cũng nói đầu tư vào giáo dục là cách làm hiệu quả nhất, nhưng không nên đầu tư bằng cách đi làm thật nhiều tiền rồi về đưa cho con để con đi học thêm, mà thiếu chăm sóc, giáo dục hàng ngày.
Tôi từng nói với một vị lãnh đạo là trồng một củ su hào phải tưới tắm chăm bẵm hàng ngày trong 90 ngày thì su hào mới lớn mà không trở thành cỏ dại, tại sao con cái - hẳn một khối vàng mà không chăm bẵm hàng ngày thì cũng sẽ thành cỏ dại.
Có một vấn đề là những gia đình khá giả hiện nay có tiền, ít con nhưng không có thời gian để dạy. Đây là điều đáng báo động.
* Trong số những thách thức hiện nay với giới trẻ, ông thấy thách thức nào là đáng kể nhất?
- Những thách thức xuất hiện ngay trong những thành tựu, theo tôi, thách thức lớn là internet. Hiện web sex rất nhiều, và VN lại vượt cả Ấn Độ, Trung Quốc mỗi nước trên 1 tỷ dân về số lượng lượt truy cập web sex. Có thể cha mẹ không hiểu biết về internet để giám sát con, mà cả cha mẹ trí thức, hiểu biết cũng không giám sát được con vì không có thời gian. Trong khi game hấp dẫn kinh khủng, mà chơi game nhiều thì thời gian học tập giảm.
* Được biết con cái ông khá thành công (con trai GS Cử hiện đang làm việc cho Google tại Mỹ - PV) và ông rất tự hào về con mình. Vậy cách giáo dục của ông là gì?
- Tôi tham gia đặt nền móng từ cơ sở vật chất, giáo trình cho Viện Dân số và các vấn đề xã hội này từ 1990, có thể nói là rất bận rộn. Nhiều khi không biết mình sẽ đi qua tháng này bằng cách nào? Nhưng nếu không đi công tác, cứ 5g50 chiều là tôi về nhà. Bà xã nấu cơm, tôi đưa con đi chơi bằng xe máy, có khi đi hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, xung quanh đó chúng tôi thuộc từng hòn sỏi. Nhưng quan trọng đó là những lớp học ngoài trời, để con phát triển óc quan sát, óc phân tích, gắn bó tình cảm cha con.
Vì thế có chuyện gì con tôi cũng tâm sự với tôi, ngay cả chuyện con có bạn gái thích khi đang học lớp 9. Cho đến bây giờ, khi các con đã trưởng thành, cha con, mẹ con luôn gắn bó và các cháu cũng luôn gắn bó với tổ quốc, đất nước, làng xóm…
* Điều gì mà ông thấy khó nhất nếu ở vị trí cha mẹ hiện nay khi giáo dục con cái?
- Thời đại thế giới phẳng, có khi cha mẹ không hiểu con bằng một anh nào đó ở tận châu Phi nếu các cháu cùng có sở thích, niềm đam mê, mối quan tâm chung. Khi đó bố mẹ trở thành xa lạ.
Đó là một khoảng trống. Thực ra nói về các chính sách để hỗ trợ cho các nhóm dân cư yếu thế như người nghèo thì có thể vay tiền đi học. Nhưng xã hội phát triển nhanh quá, con người không tiến kịp, nên muốn giáo dục, đào tạo được nguồn nhân lực tương lai tốt, cha mẹ phải nắm được thời cơ và thách thức hiện nay. Tôi thì tôi cho rằng hiện nay, thời cơ và thách thức là ngang ngửa nhau.
Nhiều vấn đề mới phát sinh
Ly hôn tăng: So với giai đoạn 1977-1982, số vụ ly hôn ở VN tăng mạnh. Giai đoạn trước, mỗi năm có trên 5000 vụ ly hôn, thì giai đoạn gần đây con số này lên 70.000 vụ/năm. Đặc biệt khu vực thành thị, ly hôn phổ biến gấp đôi so với nông thôn. Ly hôn là phép chia đôi gia đình, làm số gia đình tăng lên nhưng quy mô gia đình nhỏ xuống, đồng thời khiến số lượng trẻ em sinh ra phải sống trong gia đình vắng cha hoặc mẹ càng tăng. Giàu lo béo phì, nghèo lo suy dinh dưỡng Theo thống kê, hiện tại 5 tỉnh thành lớn nhất nước là Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng có đến 300 ngàn trẻ thừa cân, béo phì. Các tỉnh thành có mức sinh thấp và kinh tế phát triển tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì đáng báo động. Trong khi các tỉnh có mức sinh cao như miền núi phía bắc, Tây nguyên thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao nhất nước. Về trí lực: Theo tổng điều tra dân số- nhà ở 2009, cả nước có 1,5% dân số thiểu năng về thể lực và trí tuệ, 6,5% dân số 15 tuổi trở lên mù chữ, 20,8% chưa tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật rất thấp kể cả ở thủ đô Hà Nội. Trong khi đó, số trẻ em vi phạm pháp luật tăng mạnh, từ 1995 đến 2003, số lượng người chưa thành niên bị đưa vào trường giáo dưỡng tăng 9,4 lần. Từ 2000-2007, số vụ phạm tội do trẻ em và ngwoif chưa thành niên gây ra là trên 84 ngàn vụ với trên 110 ngàn trẻ em. Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% tổng số vụ vi phạm hình sự là con số rất lớn. Từ suy giảm mức sinh, nhiều gia đình chỉ có một con và hiện tượng trẻ em hư ngày càng phổ biến. (Nguồn: sách “50 năm chính sách giảm sinh ở VN- 1961-2011, thành tựu, tác động và bài học kinh nghiệm”- Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận