Không gian trưng bày đám cưới xưa của người Huế gợi nhớ lại những kỉ niệm của thế hệ giờ đã lên chức ông, chức bà - Ảnh: M. An
Từ cách bài trí bàn thờ, cho đến mâm lễ, hay những vật phẩm người thân, bè bạn tặng cho cô dâu chú rể... được tái hiện lại một cách bình dị nhưng chân thật.
Trưng bày với chuyên đề "Đám cưới truyền thống Huế" được giới thiệu đến công chúng sáng 30-11 tại không gian Bảo tàng Văn hóa Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế) thu hút đông đảo nhà văn hóa, người yêu thích giá trị truyền thống đến thưởng lãm.
Ở không gian này, có thể hình dung rõ những bước thủ tục theo quy định chung của đám cưới truyền thống Việt, thường gọi "lục lễ" (sáu lễ) gồm nạp thái (sơ vấn), vấn danh (hỏi tuổi), nạp cát (nói vợ), nạp tệ (lễ hỏi), thỉnh kỳ (xin ngày), thân nghinh (lễ cưới).
Với quan niệm "trọng lễ nghi, khinh tài vật" do vậy lễ nghi đám cưới Huế có phần cầu kỳ hơn ở phần lễ, không quá chú trọng vật chất. Trải qua biến thiên thời gian, giờ đây lễ nghi này được lượt giản nhưng vẫn giữ lại một số lễ chính.
Ngoài ra, ban tổ chức còn trưng bày một số hình ảnh tư liệu, hiện vật ở những đám cươi Huế vào khoảng thập niên 60-70 của thế kỉ trước như thiệp cưới, giấy hôn thú, áo dài cưới, khay trầu rượu, luật lệ xưa...
Các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu Huế nghe lại những câu chuyện về lễ cưới ngày xưa, họ thấy chính mình trong những mâm lễ ấy, như gợi nhớ về một thời trai trẻ vô cùng hạnh phúc - Ảnh: M. An
Không như thiệp cưới ngày nay, thiệp cưới xưa khá giản dị với lời mời mộc mạc, chân tình - Ảnh: M. An
Hương ước của một làng quê ở Huế nói về những luật lệ trong việc nghiêm cấm mang thai trước cũng như hình phạt nếu xảy ra - Ảnh: M. An
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận