Thứ 2, ngày 18 tháng 1 năm 2021
Đà Lạt mở không gian Mộc bản triều Nguyễn đón du khách
TTO - Không gian trưng bày Mộc bản triều Nguyễn đã được khai trương tại TP Đà Lạt đón khách du lịch tham quan.

1 trong 10 bức tranh khổ lớn - Ảnh: M.VINH
Ngày 27-9, Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (số 2 Yết Kiêu, TP Đà Lạt, trực thuộc Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước) ra mắt không gian trưng bày các tư liệu liên quan đến Mộc bản triều Nguyễn.
Đây là hoạt động kỷ niệm 10 năm bộ tư liệu quý giá được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Không gian trưng bày được chia thành 2 phần.
Phần 1 là Mộc bản - Bảo vật hoàng triều, có 10 bức tranh khổ lớn có tính mỹ thuật cao mô tả lịch sử hoạt động khắc in mộc bản trước và trong thời Nguyễn với những thông tin được trích xuất từ bộ sách sử được lưu giữ trong khối Mộc bản triều Nguyễn.
Những nội dung này được trưng bày ngoài trời nhằm tạo sinh động.

Không gian trưng bày ngoài trời rộng lớn - Ảnh: M.VINH
Phần 2 là Thiên hùng ca sử Việt, giới thiệu 8 tài liệu mộc bản có nội dung đặc biệt quý về các sự kiện lịch sử của dân tộc trong các thời kỳ. Nội dung ghi chép trong các tài liệu mộc bản bắt đầu từ năm 938 với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và kết thúc bằng tác phẩm Bình Ngô đại cáo vào năm 1428.
Những tài liệu này được trưng bày trong nhà, minh họa là những bức tranh sống động, nhiều màu sắc nhằm tôn thêm giá trị của Mộc bản triều Nguyễn.

Tranh mô tả hoạt động khắc in mộc bản dưới triều Nguyễn. Mỗi bản gỗ phải mất đến 30 ngày để hoàn thành - Ảnh: M.VINH
Dưới triều Nguyễn, việc biên soạn và khắc mộc bản đã trở thành công việc trọng đại của quốc gia. Qua một thế kỷ, triều Nguyễn đã để lại một khối lượng di sản đồ sộ mang tính bách khoa như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại điển Nam hội sự lệ, Đại Nam nhất thống chí...

Các nghệ nhân in khắc mộc bản tại Sử Quán dưới triều vua Minh Mệnh, năm 1832 - Ảnh: M.VINH
Đây là những công trình vĩ đại của nhiều thế hệ người Việt, là minh chứng của nền văn minh nhân loại qua kỹ thuật khắc in trên gỗ, được xem là bảo vật Hoàng triều góp công lớn trong việc lưu truyền sử sách, giúp các thế hệ sau tìm hiểu cội nguồn và lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Các đại thần biểu tâu trình về việc hoàn thành in khắc Mộc bản - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Có giải thuyết cho rằng nghề in khắc gỗ ở Việt Nam hình thành từ thế kỷ thứ 1 - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Đề nhất giáp tiến sĩ Lương Như Hộc, người được tôn vinh là ông tổ nghề khắc mộc bản tại Việt Nam - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Tranh minh hoạ việc Vua Gia Long xuống chiếu biên soạn quốc sử - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Dân chúng dâng nộp thư tích cho triều đình theo chỉ dụ của vua Gia Long năm 1811 - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Vua Minh Mạng cho hình thành Quốc Sử Quán năm 1820 - Ảnh: Mai Vinh chụp lại

Kiểm duyệt nội dung Mộc bản trước khi dâng vua ngự lãm - Ảnh: Mai Vinh chụp lại
-
TTO - Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) đã thông qua danh sách đề cử 'trường hợp đặc biệt' và chức danh 'tứ trụ', hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn 1,5 ngày so với dự kiến.
-
TTO - Các nhóm biểu tình cánh hữu, trong đó một số người mang súng trường, tập trung bên ngoài tòa nhà nghị viện một số bang trên khắp nước Mỹ trong ngày 17-1. Đến nay chưa có vụ đụng độ nào xảy ra.
-
TTO - Thái tử Samsung Lee Jae Yong bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên 30 tháng tù vì tội hối lộ để giành sự ủng hộ trong việc kế vị và đảm bảo quyền kiểm soát tập đoàn trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan cựu tổng thống Park Geun Hye.
-
TTO - Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng bà Pelosi có lỗi vì không đảm bảo an ninh, để người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6-1. Trong khi trợ lý của bà Pelosi nói ông Graham nên 'nhìn vào gương'.
-
TTO - Hoa Hữu Long bị cáo buộc tự xưng là thiếu tướng, chủ tịch Tập đoàn Đông Dương và chỉ đạo nhiều đồng phạm lừa chạy việc cho 950 người, chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận