12/12/2022 09:24 GMT+7

Đá cũng là tiền, không phải giấy vụn

TS NGUYỄN MINH HÒA
TS NGUYỄN MINH HÒA

TTO - Đá vỉa hè được đào lên lát lại được thực hiện khá phổ biến và thường xuyên ở nhiều thành phố trong cả nước. Tuy nhiên điều người dân Hà Nội bức xúc nhất vì đá vỉa hè nhanh hư hỏng chính là loại đá từng được cam kết rằng 70 năm vẫn xài tốt (?!).

Đá cũng là tiền, không phải giấy vụn - Ảnh 1.

Vỉa hè bong tróc trên phố Liễu Giai - Ảnh: TTO

Đá cũng là tiền...

Vào năm 2016, 2017 người dân thủ đô ai cũng hồ hởi khi nhìn thấy một loạt vỉa hè các tuyến phố được khoác áo mới và ai cũng tin tưởng diện mạo thủ đô thay đổi vì những tuyến vỉa hè trên đều được lát bằng loại đá tự nhiên "có độ bền 70 năm" nằm trong chủ trương cải tạo 900 tuyến phố của UBND TP Hà Nội. 

Nhưng hỡi ôi chỉ sau hai năm lát đá, các tuyến phố bắt đầu có hiện tượng xuống cấp và sau 5 năm thì hầu như tuyến vỉa hè nào cũng có hiện tượng đá lát bị bong tróc, nứt vỡ, trôi, xô lệch, gập ghềnh và mất từng mảng, khiến vỉa hè không chỉ xấu, khó di chuyển mà còn bụi khi nắng, nước đọng thành vũng văng tung tóe khi mưa. Ở nhiều tuyến vỉa hè, hiện tượng hư hỏng rất nghiêm trọng và kéo dài thành vệt với từng mảng lớn.

Tất nhiên, đá tự nhiên có "tuổi thọ 70 năm" mà hỏng nhanh như thế thì phải có nguyên nhân và nguyên nhân chính được cho là do xe máy chạy lên vỉa hè khiến gạch bị vỡ hoặc đá tự nhiên không đồng nhất, khi nổ mìn trong lòng đá đã bị om (tức kết cấu bên trong bị rạn) nên khi gặp nước mưa bị rã ra. 

Dù giải thích như thế nào thì người dân cũng không chấp nhận được, bởi anh là người hưởng lương từ đồng thuế của dân để làm việc đó mà làm mãi không xong, như thế lãng phí tiền của, lãng phí thời gian và làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Có thể nói, từ khi có thành phố thì người ta đã dùng đá tự nhiên cho xây dựng công trình (pháo đài, dinh thự, nhà ở) và hạ tầng kỹ thuật (đường, cống, vỉa hè, bờ kè). Đến vỉa hè, quảng trường ở Paris, Rome, Viena, Matxcơva và nhiều thành phố lớn nhỏ châu Âu sẽ thấy những viên đá xanh, đá đen nguyên khối đã được lát ở đó vài trăm năm, thậm chí có nơi lên đến gần nghìn năm trước, nhưng nay vẫn còn nguyên vẹn. 

Câu hỏi được đặt ra là tại sao Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và các thành phố khác không chọn kỹ thuật đó mà lại chọn loại đá có độ dày chỉ có 3-5cm trong khi bề mặt tiếp xúc lại khá rộng, có kích thước 40x40cm, hoặc 30x60cm. Với kích thước và độ dày như thế, sớm hư hỏng là đúng rồi chứ làm sao được 70 năm hay vĩnh cửu, bởi chỉ cần vài trận mưa, nước xói mòn cát nền là đá lát hổng chân, người xe đi qua là vỡ.

Ai đó nói chọn loại đá như châu Âu đắt hơn, có sao đâu bởi đắt một lần (chưa chắc đã đắt hơn) nhưng dùng được cho nhiều đời người thì xem ra lời hơn chọn loại đá mỏng có giá rẻ (chưa hẳn) nhưng cứ hỏng hoài, năm nào cũng thay mới. Tôi tin chắc nhiều vị thiết kế và phê duyệt dự án thi công vỉa hè đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, làm gì chả ít nhất một lần nhìn thấy những viên đá ở vỉa hè, quảng trường châu Âu, nhưng không hiểu sao họ cứ chọn theo cách của mình là "năm nào cũng thay áo mới"?

Mà thôi, chuyện chọn loại đá nào, kỹ thuật thi công như thế nào là chuyện của lãnh đạo các thành phố và cơ quan chức năng, còn người dân chỉ biết như thế là không thể chấp nhận được. Bởi tiền của dân, của nước chứ không phải giấy vụn.

Vì sao vỉa hè đá bền 70 năm nhưng sớm hỏng? Vì sao vỉa hè đá bền 70 năm nhưng sớm hỏng?

TTO - Thông tin tới báo chí, một lãnh đạo Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết trong quá trình triển khai thực hiện, vỉa hè nhiều tuyến phố lát đá chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

TS NGUYỄN MINH HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên