14/07/2013 06:04 GMT+7

Đã chỉ đúng nguyên nhân gây tai nạn giao thông

TÒA SOẠN
TÒA SOẠN

TT - Đó là nhận định của đa số bạn đọc sau khi đọc bài: “Chặn được tiêu cực, tai nạn giao thông sẽ giảm” (Tuổi Trẻ ngày 7-7). Nhiều bạn đọc đồng tình với ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài báo này rằng: “Với điều kiện đất nước ta hiện nay, cảnh sát giao thông đóng vai trò rất quan trọng. Lái xe không biết chúng tôi là ai nhưng hễ có áo vàng, áo xanh thì biết đó là công an phải đi chậm, chở đúng tải. Muốn làm được điều đó phải tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu cực, mãi lộ, thông đồng, phạt nhiều thu ít...”.

Bạn đọc Đặng Hữu Hùng viết: “Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông. Tiêu cực trong lực lượng này gây bức xúc trong đội ngũ lái xe của cả nước. Theo tôi, nếu chặn được tiêu cực trong lực lượng này, không những tai nạn giảm mà giá cước vận tải sẽ giảm nhiều, tác động tốt đến kinh tế đất nước và cuộc sống của người dân”.

Bạn đọc có địa chỉ email lapnq@machin... đề nghị: “Muốn chống tiêu cực trong lực lượng xử lý vi phạm trên đường, cán bộ chức năng phải vi hành. Để bắt quả tang người ăn hối lộ, mãi lộ phải đóng giả là phụ xe khách, tài xế xe tải và tài xế xe du lịch. Khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi, những người vi hành hãy làm một việc mà cánh lái xe thường làm là kẹp tiền vào sổ đăng kiểm để cảnh sát giao thông kiểm tra là thấy liền...”.

Nhiều bạn đọc bức xúc trước thực tế tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông không được xử lý nghiêm minh, rốt ráo. “Trên sân cỏ có các “ông vua” là trọng tài. Trên đường có các “ông vua” mặc áo vàng. “Vua sân cỏ” thường bị điều tra, truy cứu trách nhiệm khi có hiện tượng tiêu cực, còn “vua áo vàng” ở những quốc lộ trọng yếu tai tiếng nhiều nhưng chẳng thấy ai truy cứu nếu trong ngành không xử lý. Tôi nghĩ nếu Bộ Công an cho thanh tra ngành mặc thường phục đi kiểm tra và phát hiện ai nhận hối lộ dẫu chỉ 50.000 đồng cũng tước quân tịch, đuổi về địa phương thì sẽ chặn được tiêu cực trong lực lượng này” - bạn đọc có địa chỉ email dungngt2512@... viết.

Bạn đọc Nguyễn Minh Trung, tài xế chạy các loại xe đã hơn 30 năm, cho rằng để tai nạn giao thông đáng tiếc và kinh hoàng không xảy ra thường xuyên, cảnh sát giao thông phải kiểm tra tốc độ xe và việc tài xế lấn tuyến, vượt ẩu. “Những vi phạm này nên thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn và tạm giam xe ít nhất 60 ngày. Nếu kiên quyết làm như vậy, chắc chắn tai nạn giao thông sẽ giảm” - bạn đọc Nguyễn Minh Trung đề nghị.

Bạn đọc Anh Toàn cho rằng hiện nay việc gắn hộp đen bắt buộc trên xe khách, xe tải tỏ ra rất hiệu quả. Cảnh sát giao thông lên xe kiểm tra hộp đen là biết ngay xe có vi phạm tốc độ không. Liên quan đến việc này, bạn đọc Anh Toàn đề nghị một cách làm khác như sau: “Trên mỗi hộp đen ta gắn một sim như điện thoại. Cài đặt khu vực, đoạn đường nào tốc độ bao nhiêu. Nếu xe chạy quá tốc độ quy định trên đoạn đường đó, lập tức hộp đen sẽ báo về trung tâm xử lý các thông số (vị trí, ngày giờ, tốc độ tối đa cho phép bao nhiêu, tốc độ vi phạm bao nhiêu, xử phạt bao nhiêu tiền). Lập tức trung tâm gửi lời thoại cảnh báo tới tài xế vi phạm và yêu cầu đóng phạt ở đâu”. Theo bạn đọc Anh Toàn, nếu làm được việc này sẽ giảm số lượng cảnh sát giao thông so với hiện nay.

Tuần qua, ngoài nội dung trên, bạn đọc còn quan tâm phản hồi các tin bài sau: Thay điện kế, tiền điện tăng; Một sinh viên chết do bị nước cuốn; Pháp luật không can thiệp, tôi biết sống làm sao? Nữ sinh mặc áo dài đi học có còn hợp thời?
TÒA SOẠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Ch\u1eb7n \u0111\u01b0\u1ee3c ti\u00eau c\u1ef1c, tai n\u1ea1n giao th\u00f4ng s\u1ebd gi\u1ea3m\u201d (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 7-7). Nhi\u1ec1u b\u1ea1n \u0111\u1ecdc \u0111\u1ed3ng t\u00ecnh v\u1edbi \u00fd ki\u1ebfn c\u1ee7a Ph\u00f3 th\u1ee7 t\u01b0\u1edbng Nguy\u1ec5n Xu\u00e2n Ph\u00fac trong b\u00e0i b\u00e1o n\u00e0y r\u1eb1ng: \u201cV\u1edbi \u0111i\u1ec1u ki\u1ec7n \u0111\u1ea5t n\u01b0\u1edbc ta hi\u1ec7n nay, c\u1ea3nh s\u00e1t giao th\u00f4ng \u0111\u00f3ng vai tr\u00f2 r\u1ea5t quan tr\u1ecdng. L\u00e1i xe kh\u00f4ng bi\u1ebft ch\u00fang t\u00f4i l\u00e0 ai nh\u01b0ng h\u1ec5 c\u00f3 \u00e1o v\u00e0ng, \u00e1o xanh th\u00ec bi\u1ebft \u0111\u00f3 l\u00e0 c\u00f4ng an ph\u1ea3i \u0111i ch\u1eadm, ch\u1edf \u0111\u00fang t\u1ea3i. Mu\u1ed1n l\u00e0m \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111i\u1ec1u \u0111\u00f3 ph\u1ea3i t\u0103ng c\u01b0\u1eddng ki\u1ec3m tra, ng\u0103n ch\u1eb7n hi\u1ec7u qu\u1ea3 t\u00ecnh tr\u1ea1ng ti\u00eau c\u1ef1c, m\u00e3i l\u1ed9, th\u00f4ng \u0111\u1ed3ng, ph\u1ea1t nhi\u1ec1u thu \u00edt...\u201d." />