Xông vào phòng họp báo đòi nợ chủ công ty vàngÔm hàng tấn vàng nhưng vẫn nợ thuế Nhà máy vàng Phước Sơn: “Sẽ trả nợ nếu công ty hoạt động lại”
Phóng to |
Ông David Seton tại buổi họp báo - Ảnh: T.Vũ |
Ông David Seton, chủ tịch Tập đoàn Besra, khẳng định không có cổ phần của người Trung Quốc trong các mỏ vàng này, nhưng ở tương lai thì chưa rõ...
Thông tin sai lệch?
Xông vào phòng họp báo đòi nợ Cuộc họp báo đang diễn ra phải gián đoạn vì bất ngờ một chủ nợ đến chỉ thẳng ông David Seton (chủ tịch Tập đoàn Besra) để đòi lại số nợ 6,6 tỉ đồng mà Besra nợ doanh nghiệp ông. Người đến đòi nợ là ông Lê Đình Thục, giám đốc Công ty TNHH dịch vụ - thương mại Trường Xuân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Ông Thục nói giữa cuộc họp báo rằng công ty nhiều lần hứa trả nợ nhưng người hứa thì đã chạy ra nước ngoài, giờ ông biết đòi ai? Đơn khởi kiện ông nộp lên tòa án huyện Phước Sơn thì có người gọi điện đến ông để thách thức cho rằng pháp luật cũng không thắng được vụ này. Ông Thục còn yêu cầu ông David Seton cho biết kế hoạch trả nợ của mình, nếu Nhà nước VN không cho các công ty vàng này hoạt động tiếp thì ông có lấy được nợ hay không? Thay vì trả lời kế hoạch trả nợ nần, ông David Seton đã tố ngược ông Thục tại cuộc họp báo cho rằng công ty xăng dầu của ông Thục làm ăn gian dối và đã trộm cắp xăng dầu của Công ty vàng Phước Sơn. “Chúng tôi có bằng chứng các xe chở xăng dầu của các ông chở không đúng với số lượng đã cung cấp. Cấp cho chúng tôi 10 nhưng thật sự chỉ có 6” - ông David Seton nói. Ông Thục cho rằng trước tòa án, Công ty TNHH khai thác vàng Phước Sơn đã không chứng minh được điều đó và đây chỉ là “mưu kế” để trì hoãn việc trả nợ cho công ty của ông. Ngay sau đó ông Thục được bảo vệ đưa ra khỏi cuộc họp báo theo yêu cầu phía Besra. |
Ông David Seton nói: “Gần đây có hàng loạt bài báo đăng tải thiếu căn cứ và sai sự thật gây tác hại lớn với Besra VN. Các bài báo này chứa đựng phát tán nhiều thông tin sai lệch, không chính xác, làm ảnh hưởng đến việc Besra VN có thể trở lại hoạt động sản xuất, tiếp tục tạo việc làm cũng như việc kinh doanh cho người dân địa phương”.
Cũng theo ông David Seton thì hai công ty luôn trả đầy đủ các khoản thuế đến hạn với tổng số tiền 1.114 tỉ đồng, chưa kể tổng vốn đầu tư vào VN khoảng 3.250 tỉ, hoạt động hỗ trợ địa phương 46 tỉ.
Từ năm 2008 đến nay công ty đã chi trả 3.875 tỉ đồng cho nhà thầu và nhà cung cấp, chi 894 tỉ đồng cho lao động... Với các khoản chi trên thì công ty đã luôn là những doanh nghiệp xuất sắc, đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho người dân cũng như Chính phủ VN.
Đại diện nhiều tờ báo không đồng tình với cách đặt vấn đề trên, bởi các báo trong nước đều trích dẫn nguồn tin từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát ngôn và đến thời điểm hiện tại các cơ quan này vẫn bảo lưu ý kiến phát ngôn của mình.
Cụ thể ở đây là Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã thông tin về tình hình nợ của hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu cho báo chí.
Có mặt tại buổi họp báo, ông Lương Đình Đường - phó cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam - một lần nữa công khai toàn bộ tình hình nợ nần của Công ty TNHH khai thác vàng Phước Sơn và Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu.
Ông Đường cho biết Quảng Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp. Tổng nợ thuế là 368 tỉ đồng, riêng hai công ty vàng của Besra VN đã nợ 297 tỉ đồng. Chưa kể số nợ bảo hiểm xã hội hơn 8 tỉ đồng.
Ông Đường còn khẳng định: “Công ty đã vi phạm luật quản lý thuế của VN. Người dân và doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn, đúng thời điểm theo quy định của pháp luật. Thuế phải nộp kịp thời để đảm bảo chi tiêu ngân sách nhà nước. Tôi nghĩ mọi nhà nước pháp quyền trên thế giới đều tuân thủ điều này”.
Theo ông Đường, trước tình hình chây ì và nợ nần kéo dài của hai công ty này, việc cưỡng chế hóa đơn bắt đầu từ đầu năm 2013 nhưng sau đó chính quyền tỉnh Quảng Nam yêu cầu giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nên việc này ngừng lại. Lần tiếp theo vào tháng 4-2014, lúc đầu bằng cách trích tài khoản qua ngân hàng và tiếp theo là cưỡng chế bằng cách phong tỏa hóa đơn.
Sau cuộc họp báo, ông Đường khẳng định một lần nữa với Tuổi Trẻ rằng những phát ngôn của mình và Cục Thuế Quảng Nam cũng như thông tin báo chí nêu trong thời gian qua là hoàn toàn chính xác.
“Chúng tôi không thể âm thầm mãi được. Vàng tấn họ khai thác thì điều đó rất rõ, nợ hàng trăm tỉ thì có sổ sách, đòi nhiều biện pháp họ chây ì thì có gì đâu phải giấu. Báo chí góp tiếng nói lên sự thật thì có gì phải sợ. Chúng tôi cũng bị sức ép, nếu nhân nhượng không làm đúng luật thì chính chúng tôi vi phạm pháp luật” - ông Đường quả quyết.
Viết thư cho Thủ tướng
Tại buổi họp báo, đại diện của Tập đoàn Besra và Cục Thuế Quảng Nam đều cho rằng các cuộc họp trước đây hai bên không giải quyết được vấn đề và phải chờ ý kiến của Bộ Tài chính về việc gỡ bỏ cưỡng chế bằng cách phong tỏa hóa đơn.
Ông David Seton cũng cho hay chính ông đã viết thư gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành khác để yêu cầu sớm tháo gỡ tình hình khó khăn cho doanh nghiệp.
“Tôi nghĩ rằng cưỡng chế nhưng không thể giết chết doanh nghiệp vì giết chết doanh nghiệp là giết chết nguồn thu” - ông David Seton nói.
Trả lời câu hỏi Nhà nước có công cụ là Cục Thuế, có thể phong tỏa tài sản hoặc cưỡng chế thu hồi nợ nhưng với người dân, từ bà bán bánh mì đến các chủ hàng quán, các công ty nhỏ mà Besra nợ thì làm sao họ đòi được các khoản nợ này?
Ông David Seton cho rằng những năm trước khi doanh nghiệp còn chưa nợ nần thì cuộc sống của người dân lao động và các doanh nghiệp đối tác của tập đoàn ông đều hạnh phúc.
“Tuy nhiên khi mắc nợ và nếu việc phong tỏa tài khoản kéo dài thì không thể trả nợ cho ai. Công ty chúng tôi không đóng cửa thì sẽ trả nợ đủ” - ông David Seton nói.
Ngay sau buổi họp báo kết thúc, ông David Seton cho biết ông xin rút lại lời chỉ trích báo chí ở đầu buổi họp vì qua những gì trao đổi ông đã nắm rõ được tình hình và lĩnh vực mà báo chí đang quan tâm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận