29/06/2023 15:10 GMT+7

Cực đại năng lượng Mặt trời tấn công Trái đất mạnh hơn, sớm hơn?

Các chuyên gia cảnh báo Mặt trời có khả năng đạt đỉnh hoạt động vào cuối năm 2023, sớm hơn dự đoán trước đây là 2025.

Cực đại năng lượng Mặt trời tấn công Trái đất mạnh hơn, sớm hơn? - Ảnh 1.

Hình ảnh cho thấy Mặt trời thay đổi như thế nào giữa cực đại (bên trái) và cực tiểu (bên phải) - Ảnh: NASA/Đài quan sát Động lực học Mặt trời

Nhìn từ xa Mặt trời có vẻ ổn định. Nhưng thực tế nó đang trong trạng thái thay đổi liên tục.

Mặt trời biến đổi theo thời gian, từ một biển lửa đồng nhất thành một mớ hỗn độn plasma bị biến dạng và quay trở lại theo một chu kỳ tuần hoàn.

Chu kỳ Mặt trời 25 đầy biến động

Cứ khoảng 11 năm một lần, từ trường của Mặt trời rối lên như một quả bóng gồm các sợi dây cao su quấn chặt đến khi cuối cùng nó bung ra và lật ngược hoàn toàn - biến cực bắc thành cực nam và ngược lại ở chu kỳ sau.

Để dẫn đến sự đảo ngược khổng lồ này, Mặt trời tăng cường hoạt động: Phun ra các đốm plasma rực lửa, phát triển các vết đen có kích thước bằng Trái đất và phát ra các luồng bức xạ mạnh.

Khoảng thời gian hoạt động gia tăng này, được gọi là cực đại năng lượng Mặt trời, cũng là khoảng thời gian nguy hiểm tiềm ẩn đối với Trái đất.

Các cơn bão Mặt trời bắn phá có thể làm gián đoạn liên lạc, phá hủy cơ sở hạ tầng điện, gây hại cho một số sinh vật sống (bao gồm cả phi hành gia) và khiến các vệ tinh lao thẳng về phía Tráí đất.

Ban đầu các nhà khoa học dự đoán chu kỳ Mặt trời hiện tại - chu kỳ Mặt trời 25 - sẽ đạt cực đại vào năm 2025.

Nhưng sự xuất hiện dồn dập các vết đen, bão Mặt trời và hiện tượng Mặt trời hiếm gặp cho thấy cực đại của Mặt trời có thể đến sớm nhất vào cuối năm nay, 2023.

Vì sao Mặt trời thay đổi?

Tất cả bắt nguồn từ "từ trường của Mặt trời", ông Alex James, nhà vật lý năng lượng Mặt trời tại Đại học College London ở Anh, nói với trang Live Science. Ông cho biết từ trường Mặt trời đang dần trở nên rối rắm, với một số vùng trở nên bị từ hóa nhiều hơn những vùng khác.

Kết quả là từ trường của Mặt trời dần dần yếu đi và hoạt động của nó bắt đầu tăng lên: Plasma bốc lên từ bề mặt của Mặt trời và tạo thành những chiếc móng ngựa bị từ hóa khổng lồ, được gọi là các vành nhật hoa, bao phủ bầu khí quyển phía dưới của Mặt trời.

Những dải băng rực lửa này sau đó có thể đứt ra khi từ trường của Mặt trời sắp xếp lại, giải phóng những tia sáng và bức xạ sáng chói, được gọi là các vết lóa Mặt trời (pháo sáng)

Đôi khi pháo sáng cũng mang theo những đám mây khổng lồ, bị từ hóa gồm các hạt chuyển động nhanh, được gọi là sự phun trào khối vành nhật hoa (CME).

Một vài năm sau khi đạt cực đại, từ trường của Mặt trời "khựng" lại và sau đó đảo ngược hoàn toàn. Điều này mở ra sự kết thúc của chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới của Mặt trời.

Để xác định chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ Mặt trời, các nhà nghiên cứu theo dõi các vết đen - các mảng tròn tối hơn, mát hơn trên bề mặt Mặt trời - nơi các vòng nhật hoa hình thành.

Ông James cho biết: “Các vết đen xuất hiện khi từ trường mạnh xuyên qua bề mặt của Mặt trời. Bằng cách nhìn vào những vết đen đó, chúng ta có thể biết được từ trường của Mặt trời mạnh và phức tạp như thế nào tại thời điểm đó".

Một vết đen Mặt trời hướng về Thái Bình Dương phát ra pháo sáng 10 triệu độ CMột vết đen Mặt trời hướng về Thái Bình Dương phát ra pháo sáng 10 triệu độ C

TTO ‐ Các nhà khoa học đã quan sát thấy một vết đen Mặt trời AR3098 lớn gấp 4 lần Trái đất, sau đó bắn pháo sáng ước tính lên tới 10 triệu độ C xuống khu vực Thái Bình Dương vào đầu tuần này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên