22/10/2018 13:11 GMT+7

Cử nhân trẻ qua Lào lập nghiệp

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Ở trục ngã tư lớn nhất của thị trấn Sanamxay (huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Lào), bất kỳ người Việt nào đặt chân qua cũng chú ý đến mấy cửa hiệu có hàng chữ quảng cáo gồm cả ngôn ngữ bản địa lẫn tiếng Việt.

Một cử nhân trẻ sau khi tốt nghiệp đại học đã quyết định qua vùng khó khăn của Lào để gây dựng sự nghiệp. Sau nhiều năm lăn lộn, cơ ngơi của anh đang trở thành mô hình phấn đấu cho thanh niên địa phương.

Cử nhân trẻ qua Lào lập nghiệp - Ảnh 1.

Dũng cùng vợ con tại cửa hàng điện thoại di động - Ảnh: B.D.

Ở trục ngã tư lớn nhất của thị trấn Sanamxay (huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Lào), bất kỳ người Việt nào đặt chân qua cũng chú ý đến mấy cửa hiệu có hàng chữ quảng cáo gồm cả ngôn ngữ bản địa lẫn tiếng Việt.

Cơ hội làm ăn tốt thì mình cứ làm. Ở đâu có cơ hội làm ăn tốt thì mình đi chứ không kể ở đâu cả

ĐỖ VĂN DŨNG

Nhìn thấy cơ hội từ khó khăn

Trong vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy ở Lào, nhiều lực lượng cứu hộ cùng phóng viên các cơ quan báo chí từ Việt Nam khá may mắn khi được một thanh niên trẻ, chủ nhân những tiệm sửa chữa điện lạnh, đồ điện tử - điện thoại di động, sẵn sàng giúp đỡ, dẫn đường và thông thạo tiếng Lào - Việt.

Chúng tôi bất ngờ khi biết anh thanh niên này mới chỉ qua Lào được 5 năm, hiện là ông chủ của nhiều cửa hàng có doanh thu lớn tại huyện Sanamxay. Ông chủ trẻ này là Đỗ Văn Dũng, 30 tuổi - quê ở Kim Sơn, Ninh Bình, hiện sống cùng vợ và một con nhỏ tại các cửa hiệu của mình ở trung tâm huyện Sanamxay.

Dũng nói rằng sau khi tốt nghiệp đại học, mấy tháng thử việc ở các ngân hàng thì thấy năng lực mình không phù hợp, Dũng nghỉ để về theo anh chị ở quê đi làm nội thất trang trí. Khi vừa ăn nên làm ra thì thị trường chững lại, chàng tân cử nhân ngày nào bắt đầu chán nản, nhụt chí và sống chật vật với những dự định không rõ ràng.

Dũng kể gia đình mình có nhiều anh chị em. Bố mẹ nhà ở nông thôn, anh chị em của Dũng học xong rồi không thể tìm được việc làm tốt nên tìm cách qua Lào làm ăn.

Ban đầu buôn thúng bán bưng, làm ăn nhỏ lẻ, đến nay hầu hết các anh chị em của Dũng đã có nhà xưởng, cửa hàng, cơ ngơi làm ăn độc lập. Một lần, cách đây năm năm Dũng qua nhà anh chị ở Sanamxay chơi và chính những ngày tháng ít ỏi này đã khiến cuộc đời Dũng chuyển hướng.

Sanamxay những ngày của năm 2018 vẫn là một thị trấn nhỏ, hiếm hoi những khối nhà bêtông lớn, ngoài các cơ quan công sở cấp huyện. Đường xương sống kết nối từ trung tâm tỉnh Attapeu vào huyện rộng thênh thang nhưng vẫn còn lầy lội.

Dũng nói bây giờ đã là khấm khá lắm và thay đổi nhiều, trước đó mấy năm mọi thứ còn đơn sơ hơn.

Thời điểm năm 2013 qua, nhìn thấy không gian trung tâm huyện đang đà bứt tốc, dân các bản tập trung ra huyện mua sắm, tiêu tiền nhưng có rất ít dịch vụ nên bằng kiến thức của một cử nhân đại học thương mại, Dũng đã tìm thấy cơ hội ở đó.

Làm chủ chuỗi cửa hàng

Tại ở cửa hiệu sửa chữa, buôn bán điện thoại - nội thất gia dụng tại trục ngã tư lớn nhất huyện Sanamxay, dường như vợ chồng Dũng không có thời gian nghỉ ngơi để trò chuyện. Cuối tuần, người dân Lào ở các bản chạy công nông đầu dọc nối đuôi nhau ra sửa chữa đồ điện tử, điện thoại, mua sim, card đông nghịt. Dũng thuê thêm người phục vụ.

Dũng nói rằng ở ngã tư Sanamxay, các vị trí mặt tiền đẹp hiện đã được vợ chồng Dũng và các anh chị thuê lại của bà con Lào để làm tiệm tạp hóa, buôn bán đồ thiết yếu hằng ngày. Cửa hiệu điện thoại của Dũng rộng mấy trăm mét vuông, là tiệm sửa chữa điện tử, bán đồ gia dụng lớn nhất huyện.

Ở góc khác của ngã tư, Dũng còn có một tiệm sửa chữa tivi, tủ lạnh, đồ điện tử khác được thuê lại từ năm 2014 của bà con. Dũng cho biết mỗi năm vợ chồng chi 50 triệu đồng tiền thuê mặt bằng cho các cửa hiệu này.

Chị gái của Dũng là Đỗ Thị Dung hiện cũng sở hữu tiệm tạp hóa lớn nhất huyện, một người anh khác mở gara ôtô. Tất cả cửa hiệu này đều ăn nên làm ra, nhận được sự tin tưởng của bà con người Lào.

Dũng cho biết để có công việc, tài sản như ngày hôm nay, Dũng phải nhờ anh chị tư vấn, hỗ trợ và cho vay vốn để làm ăn. "Người Lào không giỏi buôn bán như người Việt. Ở đây bất cứ cửa hàng nào của người Lào đều mở từ tảng sáng, nhưng đúng 16h họ đóng cửa nghỉ ngơi, dù khách có đông cũng thế. Đây là lợi thế của mình" - Dũng nói.

Khi mới qua Lào, chàng trai trẻ này kể nhìn quanh thị trấn chưa có tiệm điện thoại, điện tử gia dụng nào lớn, nên Dũng đã đi học nghề, rồi về mượn thêm vốn của anh chị mở cửa hàng. Ban đầu anh mở tiệm sửa máy lạnh, tivi, sau đó thuê thêm tiệm, mướn thêm thợ về mở các cơ sở khác.

Cứ thế Dũng mở dần cơ ngơi, ban đầu chỉ sửa chữa, sau đó thì kiêm luôn buôn bán.

9X rời phố lên bản khởi nghiệp 9X rời phố lên bản khởi nghiệp

TTO - Họ là những bạn trẻ 9X, rời xa thành phố lên bản khởi nghiệp tại Mộc Châu, Sơn La, làm mô hình homestay hay nông nghiệp sạch kết hợp du lịch.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên