04/05/2020 13:49 GMT+7

COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng của thế giới bị giảm đi

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Dù các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đang bơm tiền mạnh tay để phục vụ chi tiêu chính phủ, lạm phát vẫn chưa phải vấn đề lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 còn gây ảnh hưởng, theo báo Nikkei Asian Review.

COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng của thế giới bị giảm đi - Ảnh 1.

Phố Tàu ở thủ đô Bangkok của Thái Lan ngày 3-5. Chính quyền đã cho phép mở lại một số cửa hàng, nhà hàng... - Ảnh: REUTERS

Ông Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC, cho rằng lạm phát không phải mối lo lớn nhất trong lúc này, khi nhu cầu của các thị trường sụt giảm còn nhiều hơn nguồn cung.

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát xảy ra khi quá nhiều tiền lưu thông trên thị trường mà hàng hóa lại ít đi. 

Hiện nay, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand, Philippines và Indonesia. đều đang đẩy mạnh cung tiền để hỗ trợ chi tiêu chính phủ. Điều đó thường đẩy giá cả đi lên và kích hoạt quá trình tăng giá vượt tầm kiểm soát. 

Tuy nhiên, số tiền in ra phải kích thích nhu cầu vượt qua khả năng cung cấp hàng hóa của các nền kinh tế thì mới có thể dẫn đến quá trình lạm phát lâu dài.

Những động thái đáng kể trên từ phía ngân hàng trung ương và chính phủ các nước hiện chưa thấm vào đâu so với tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, cũng như sự giảm sút đơn hàng sản xuất do các lệnh phong tỏa và tình hình bất ổn mang lại.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán nhu cầu thực tế của thế giới trong năm nay sẽ thấp hơn 3% so với năm ngoái, dù các nhà làm luật đã đổ nhiều công sức để kềm hãm suy thoái. 

Nhu cầu tại các thị trường mới nổi của châu Á vẫn tiếp tục tăng dù ở mức thấp. Tuy nhiên, IMF đã điều chỉnh mức tăng này thấp hơn 1.000 tỉ USD so với dự đoán trước đó.

Về phía nguồn cung, các biện pháp phong tỏa dẫn đến sản xuất đình đốn, hạn chế hoạt động vận chuyển, hàng hóa không thể đến được nơi cần dẫn đến thiếu hụt. Điển hình là các mặt hàng y tế và thực phẩm.

Ông Neumann cho rằng việc một số mặt hàng y tế và thực phẩm tăng giá chỉ là thay đổi tương đối, không duy trì lâu dài để dẫn đến giá cả mặt bằng chung tăng cao, vốn là nguyên nhân gây lạm phát.

Tới nay, vấn đề lạm phát vẫn đang xếp thứ yếu so với những hậu quả về nhân mạng, y tế và kinh tế khác mà đại dịch mang lại.

Dù vậy, ông Neumann cũng cảnh báo nếu các ngân hàng trung ương tiếp tục thực hiện nới lỏng chính sách mạnh tay cộng các gói kích thích tài chính lớn, lạm phát sẽ thật sự trở thành mối nguy trong dài hạn.

Hậu COVID-19, người Trung Quốc bớt mua sắm sang chảnh? Hậu COVID-19, người Trung Quốc bớt mua sắm sang chảnh?

TTO - Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu qua đi, người dân Trung Quốc dành nhiều tình cảm hơn cho các giá trị gia đình và điều này đang dần định hình xu hướng tiêu dùng mới tại đây.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên