19/05/2023 12:43 GMT+7

Công bố bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa

Sưu tập đàn đá Bình Đa có niên đại 3.500-4.000 năm, là sản phẩm văn hóa tiêu biểu, độc bản đặc biệt, được sản xuất trên vùng đất Đồng Nai cổ xưa.

Hiện vật bộ sưu tập đàn đá Bình Đa ở Đồng Nai vừa được công bố Bảo vật quốc gia - Ảnh: AN BÌNH

Hiện vật bộ sưu tập đàn đá Bình Đa ở Đồng Nai vừa được công bố Bảo vật quốc gia - Ảnh: AN BÌNH

Ngày 19-5, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa và khai mạc triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa.

Theo đó, Sưu tập đàn đá Bình Đa gồm 51 mảnh đàn nằm rải rác thành các cụm ở độ sâu cách nền đồi 55-90cm, lẫn với gốm vỡ và công cụ lao động bằng đá. 

Các hiện vật được phát hiện trong cuộc khai quật di chỉ khảo cổ Bình Đa (phường An Bình, thành phố Biên Hòa) trên diện tích khoảng 7ha vào năm 1979 và năm 1983.

Công bố bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa - Ảnh 1.

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Hiện vật là những thanh đá dài, dẹt, thẳng, có thiết diện hình thoi hoặc tam giác. Hai rìa cạnh song song, cong lõm, bề mặt thân phẳng thẳng hoặc cong lõm thắt eo ở giữa. Các vết chế tác có hướng đục theo chiều thống nhất từ rìa cạnh vào giữa thân, độ sâu khoảng 0,02 - 0,05cm.

Sưu tập đàn đá Bình Đa là sản phẩm văn hóa bản địa, nhạc cụ cổ xưa nhất của cư dân thời tiền sử trên vùng đất Đồng Nai. 

Phát hiện sưu tập đàn đá trong tầng văn hóa khu di tích Bình Đa đã đem lại đầy đủ cứ liệu để xác nhận truyền thống chế tác đàn đá ở Việt Nam đã xuất hiện cách ngày nay từ 3.500 - 4.000 năm.

Ông Nguyễn Sơn Hùng, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đánh giá Sưu tập đàn đá Bình Đa là sản phẩm văn hóa tiêu biểu, độc bản đặc biệt, được sản xuất trên vùng đất Đồng Nai cổ xưa. 

Đây là nhạc cụ cổ xưa đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá điêu luyện của cư dân thời tiền sử ở vùng Đông Nam Bộ.

"Đây là tài sản vô giá, có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, khoa học… của đất nước, là một trong những hiện vật hội tụ tinh hoa văn hóa của con người, vùng đất Đồng Nai", ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng đề án bảo vệ và phát huy Bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa gắn với việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.

Công nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật quốc giaCông nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật quốc gia

Xe tăng T59 số hiệu 377 hiện đang lưu giữ và trưng bày tại khuôn viên tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là hiện vật quý, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên