Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng phải giải trình trước khi rời Bộ Tài chính Thanh tra các công trình sử dụng nguồn vốn ODA
Phóng to |
ĐB Lê Văn Cuông - Ảnh tư liệu |
Nhưng từ Trung ương đến địa phương chưa tập trung cao độ xem xét xác định “cơ chế chạy”, phương pháp thủ đoạn “chạy” và ở cửa nào muốn ngăn chặn việc chạy thì phải làm gì?
Ngay đến tệ nạn tham nhũng, lãng phí được xem là quốc nạn, là giặc nội xâm - một trong các nguy cơ cực kỳ nhức nhối làm xói mòn lòng tin của nhân dân - nhưng trong các báo cáo của Chính phủ trình trước Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ đề cập chưa đủ độ, thậm chí còn mờ nhạt.
Trên Trung ương đã vậy nên ở dưới các địa phương tình hình cũng chẳng hơn gì. Đáng lưu ý là bộ máy thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của chúng ta xem ra rất đồ sộ, tầng tầng lớp lớp ở đâu cũng có, nhưng đáng buồn hiệu quả hoạt động chưa cao.
Dư luận cho rằng hầu hết các vụ việc tiêu cực là do nhân dân, do các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện. Thậm chí nhiều cá nhân trong các cơ quan nội chính còn tiếp tay bao che, dung túng các đối tượng tội phạm mà qua vụ việc tiêu cực ở PMU 18, ở Công ty Dầu khí v.v... là những vụ việc điển hình.
Đây chỉ là một phần rất nhỏ của hoạt động ngầm đã bị lộ, còn bao nhiêu vụ, bao nhiêu người chưa bị lộ, mức độ ra sao chưa thể giải mã được, và có thể nói là rất lớn, rất nghiêm trọng.
Nếu chỉ trị người chạy mà chúng ta không nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh cơ chế; không quy định trách nhiệm cho người có quyền, có chức; chấp nhận dung túng hoặc trực tiếp, gián tiếp tham gia việc chạy thì không thể nào chữa được căn bệnh.
Vậy suy cho cùng tất cả là do con người, đặc biệt là người đứng đầu có vai trò quyết định. Con người đẻ ra cơ chế và tổ chức thực hiện cơ chế và vấn đề con người là vấn đề “phức tạp, tế nhị”.
Hiện nay có một thực tế là những người có thẩm quyền xét đề bạt cân nhắc cán bộ phần lớn không hiểu biết nhiều về đối tượng được đề bạt, chỉ biết qua hồ sơ hoặc người môi giới giới thiệu. Do vậy đã có không ít trường hợp vai trò của tập thể bị hợp thức hoá bằng ý đồ của một số cá nhân và đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn chạy chức, chạy quyền phát triển. Không nói ở đâu xa, ngay ở địa phương chúng tôi, chức Trưởng thôn phụ cấp chỉ được trên dưới 100.000 đồng/tháng thế mà cử tri phản ảnh ở một số nơi cũng có biểu hiện… chạy.
Vì vậy theo tôi đã đến lúc Quốc hội cần có pháp luật để đề bạt các chức danh lãnh đạo để điều chỉnh vấn đề này. Trong đó nên quy định rõ nguyên tắc công khai, dân chủ trong cân nhắc đề bạt. Một chức danh đề bạt, bổ nhiệm phải có nhiều ứng cử viên. Ngoài nguồn do cấp uỷ Đảng giới thiệu, có nguồn tự ứng cử, nguồn giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Các ứng cử viên phải có chương trình hành động, phải có đối thoại tranh luận với các ứng cử viên khác, phải trả lời các câu hỏi trước khi các thành viên có trách nhiệm xem xét bầu, phê chuẩn, đề bạt, bổ nhiệm.
Có như vậy mới góp phần lựa chọn được những người có đức, có tài thực sự và ngăn chặn tệ nạn mua quan, bán chức đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở nước ta hiện nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận