Chủ nhật, ngày 7 tháng 3 năm 2021
Có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?
TTO - Ráy tai có thể là vấn đề ba mẹ lo lắng nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?

Chỉ nên lau phía ngoài ống tai, không nên lau trong ống tai
Tại sao lại có ráy tai?
Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai, là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai được tạo ra thường xuyên và mọi lúc, vì vậy ráy tai là một chuyện bình thường.
Ráy tai có nhiều chức năng quan trọng:
- Giúp bảo vệ màng nhĩ và ống tai
- Chống thấm cho ống tai, giúp giữ cho tai khô
- Ngăn ngừa vi trùng gây nhiễm trùng.
- Giúp "bẫy" bụi bẩn, bảo vệ màng nhĩ không bị viêm, khích thích.
Ráy tai mới có tính chất mềm và màu vàng, ráy tai cũ khô hơn và chuyển sang màu nâu hoặc đen. Sau khi được tạo ra, ráy tai sẽ từ từ đi qua ống tai ngoài đến lỗ tai, rơi ra hoặc trôi ra khi tắm.
Do đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần làm gì để lấy ráy tai cho trẻ.
Chăm sóc tai cho trẻ như thế nào?
Ba mẹ chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau.
Không sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác chọc vào tai vì:
- Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh.
- Sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn
- Có thể gây nhiễm trùng cho tai
Chỉ nên lấy ráy tai nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai.
Và việc lấy ráy tai cho trẻ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng chống tắc nghẽn ráy tai
Không ngoáy tăm bông vào ống tai, vì sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai.
Không cố gắng lấy ráy tai bằng dụng cụ lấy ráy tai mà chưa được hướng dẫn bơi bác sĩ chuyên khoa vì có thể làm trầy xước ống tai và gây nhiễm trùng.
Nếu tất cả ráy tai được lấy ra sẽ làm cho ống tai bị ngứa, kích thích đặc biệt đối với những bé thường đi bơi vì ráy tai giúp thấm nước.
Hạn chế sử dụng nút tai (ví dụ như tai nghe) vì sẽ cản trở ráy tai rơi ra ngoài.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?
- Ba mẹ thấy tai trẻ chảy máu hoặc dịch vàng, xanh (mủ);
- Trẻ than đau tai, sốt hoặc giảm thính lực (nghe không rõ, nghe kém);
- Ba mẹ nghi ngờ có dị vật trong tai của trẻ;
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bấu, giựt tai có thể là dấu hiệu của vấn đề về tai, cần được đưa đi khám bác sĩ.
-
TTO - Hình ảnh trích xuất từ camera cho thấy nhân viên quên hạ gác chắn khiến tàu hỏa tông vào ôtô chạy qua đường sắt dân sinh làm cháu bé chết thảm, cả bố mẹ đều bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu.
-
TTO - Trong ngày Việt Nam chính thức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đồng loạt tại Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM, các nữ nhân viên y tế được ưu tiên tiêm trước trong Ngày quốc tế phụ nữ 8-3.
-
TTO - Lời kêu gọi ASEAN hợp tác hơn nữa với Trung Quốc được Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra trong cuộc họp báo ngày 7-3, dù lúc này Trung Quốc đang tiến hành tập trận dài 1 tháng trên Biển Đông.
-
TTO - Công an các địa phương đang đồng loạt triển khai cấp thẻ căn cước cho công dân từ 14 tuổi trở lên, có nhiều tiện ích mới sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân.
-
TTO - Bản tin 18h chiều 7-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19, gồm 1 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 2 ca là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận