Học sinh 9 tuổi đề nghị bỏ bài test FSA khiến người lớn vỗ tay không ngớt - Video: Washington Post
Câu trả lời là cô được hưởng một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, nơi học sinh được khuyến khích bày tỏ quan điểm cá nhân trong bất cứ vấn đề gì, được thúc đẩy sáng tạo và phát triển kỹ năng giao tiếp không chỉ với các học sinh khác và với giáo viên.
Nền giáo dục chấp nhận sự khác biệt
Một điểm rất hay của nền giáo dục Mỹ là họ giáo dục học sinh biết chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm cá nhân của mỗi người. Học sinh có quyền lựa chọn theo ý mình nhưng không được quyền bắt ép người khác đứng về phía mình hay nghe theo lựa chọn của mình.
Trong khi đó, phương pháp giáo dục trong các trường học ở châu Á hiện nay phần lớn vẫn dựa trên việc học sinh phải học thuộc lòng và dạy theo kiểu "thầy đọc - trò chép". Do vậy làm hạn chế sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
Mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh trong các trường học ở Mỹ là bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với giáo viên của mình một cách rất thoải mái.
Giáo viên tiếp nhận ý kiến - dù có khi trái ngược với quan điểm của họ, một cách rất cởi mở mà không hề có thái độ bực dọc hoặc có định kiến hay ác cảm cá nhân với học sinh.
Giáo dục của các quốc gia châu Á mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, trò phải tôn trọng thầy nên hạn chế khá nhiều sự cởi mở.
Thông thường, tại các trường học ở châu Á, mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm (ngoài các giáo viên phụ trách từng bộ môn khác nhau). Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thiết lập kỷ luật trong lớp học của mình và liên lạc với phụ huynh.
Ở Mỹ không thiết lập chức danh giáo viên chủ nhiệm, mỗi giáo viên bộ môn đều phải xây dựng kỷ luật và thường xuyên liên hệ với phụ huynh cuả tất cả học sinh mà mình đang dạy. Do vậy, phụ huynh Mỹ nắm bắt rất rõ tình hình học tập, sinh hoạt ở trường của con mình.
Một điều khá lạ lùng là chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tùy theo các bang mà còn khác nhau tùy theo từng vùng, từng quận, thậm chí từng trường.
Sách giáo khoa đưa vào giảng dạy thì tùy theo sự quyết định cơ quan phụ trách giáo dục địa phương và nhà trường sau khi đã tham khảo ý kiến giáo viên và phụ huynh học sinh.
Do đó, hệ thống đánh giá trình độ học sinh cũng rất khác nhau tùy theo từng tiểu bang. Bởi thế đã xảy ra một vụ việc làm xôn xao dư luận ngành giáo dục Mỹ.
Học trò lớp 4 chê chương trình đánh giá của bang!
Cô bé 9 tuổi Sydney Smoot đọc kiến nghị về FSA - Ảnh: Washington Post
Số là chính quyền bang Florida đã chi 220 triệu USD để thuê một viện nghiên cứu tư nhân là American Institutes for Research (AIR) xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá học sinh cấp phổ thông (FSA - Florida Standards Assessment Test) để thay thế bộ bộ tiêu chuẩn cũ là CCT (Common Core Test).
Điều trớ trêu là viện nghiên cứu này sau khi lập xong bộ tiêu chuẩn lại đem ra thử nghiệm ở một bang miền tây xa lắc xa lơ là Utah, cách Florida hơn 3.000km.
Do đó khi Viện AIR đem ra áp dụng bảng tiêu chuẩn FSA vào một số trường học ở Florida thì bị một học sinh lớp 4 lên tiếng phản ứng ngay lập tức.
Trong cuộc họp của hội đồng nhà trường phổ thông Hernando, học sinh Sydney Smoot, dù chỉ mới 9 tuổi, đã rất tự tin lên đọc bản kiến nghị do chính cô bé soạn thảo (có sự phụ giúp tí chút của mẹ bé) để nêu quan điểm của cô về bảng tiêu chuẩn FSA.
Bé Smoot nhận xét rằng bản tiêu chuẩn này chả đánh giá chính xác được khả năng của bé và chỉ tổ làm học sinh thêm căng thẳng đầu óc.
Cô bé đặt câu hỏi rằng tại sao lại bắt học sinh Florida phải làm những bài trắc nghiệm khả năng vốn chưa hề được đưa ra lần nào ở bang này, và liệu những câu hỏi trong bài có chính xác và đáng tin cậy để đánh giá chính xác khối lượng kiến thức cô đã tiếp thu hay không?
Vấn đề kế tiếp là tại sao lại để đến cuối niên học mới yêu cầu học sinh làm FSA để đánh giá khả năng, gây ra sự căng thẳng và áp lực rất nặng nề cho học sinh, trong khi việc đánh giá có thể chia làm nhiều lần từ đầu năm học cho đến cuối niên khóa mới có thể lượng định một cách chính xác năng lực thực sự của từng học sinh.
Cô bé còn đặt ra những vấn đề khác mà có lẽ ngay cả Viện nghiên cứu IRA cũng khó mà giải đáp thỏa đáng.
Sau khi phát biểu, Smoot đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt từ toàn thể giới chức cũng như khán giả tham dự cuộc họp.
Được biết bảng tiêu chuẩn FSA cũng vấp phải nhiều phản đối từ giáo viên và phụ huynh tại các trường ở bang này, cũng như đã có nhiều kiến nghị gửi đến thống đốc bang là ông Rick Scott yêu cầu đình chỉ việc áp dụng FSA ở Florida.
Qua sự việc trên, người ta có thể thấy rằng một nền giáo dục tốt sẽ sản sinh ra những công dân tốt, ngay từ thuở nhỏ đã có tư duy độc lập, sự tự tin và bản lĩnh để góp phần xây dựng đất nước khi họ trưởng thành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận