07/05/2022 15:30 GMT+7

Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững - Xu thế phát triển tất yếu

V.T.K
V.T.K

Mô hình thực phẩm sạch 'từ trang trại đến bàn ăn' với quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, khép kín là xu hướng đang làm thay đổi căn bản ngành chăn nuôi Việt Nam.

Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững - Xu thế phát triển tất yếu - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus

"Chìa khóa vàng" giúp các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững

Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp "từ trang trại đến bàn ăn" đang là giải pháp làm thay đổi tất cả những manh mún, đứt gãy trong chuỗi giá trị rời rạc lâu nay trên thị trường sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, bởi mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu con giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, chế biến và cung ứng thực phẩm...

Tất cả sẽ phải đảm bảo sự liên thông, minh bạch, đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt của một chuỗi giá trị nông nghiệp đúng nghĩa đặt ra. Đây được xem là mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đang theo đuổi, đặc biệt là các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững.

Mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, ứng dụng công nghệ cao mang tới sự ổn định trong chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đầu ra, đảm bảo lợi ích cho mỗi đơn vị tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp; cho phép người tiêu dùng đến gần hơn với nguồn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, hàng loạt các Hiệp định thương mại đã được ký kết đòi hỏi chất lượng sản phẩm đầu ra phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Đồng thời, người tiêu dùng trong nước cũng ngày càng trở nên thông thái hơn, do vậy mà yếu tố ‘sạch’ không chỉ là tiêu chí ở khâu cuối của chuỗi giá trị. Một sản phẩm sạch và ngon trên bàn ăn cần phải được đảm bảo chất lượng ngay từ khâu đầu vào, từ lúc hình thành nên sản phẩm đó.

Toàn bộ quy trình chăn nuôi từ con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến và cung ứng đến tay người tiêu dùng... đều phải tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Chính vì vậy, đây chính là thách thức, thậm chí được coi là "đấu trường" đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nếu muốn cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

De Heus - nhân tố điều phối, kết nối chủ lực trong chuỗi liên kết

Mặc dù mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp đã hình thành từ nhiều năm trước, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp tham gia vào mô hình này không nhiều bởi những khó khăn cũng như thách thức đặt ra khi đầu tư vào chuỗi này, bởi mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có tiềm lực vốn và nhân lực lớn.

Nắm bắt xu thế, cùng tiềm năng và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, De Heus - tập đoàn tới từ Hà Lan chuyên nghiên cứu và cung ứng các giải pháp dinh dưỡng động vật, hoạt động trên quy mô toàn cầu với phương châm đầu tư vào sự phát triển bền vững của thực phẩm an toàn và lành mạnh - đã thực hiện một thương vụ chiến lược với Masan (https://bit.ly/3EOYysa), sự kết hợp này giúp tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn tại Việt Nam trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên.

Bên cạnh việc chuyển giao mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, De Heus và Masan cũng thực hiện thỏa thuận cung ứng chiến lược dài hạn, bao gồm thỏa thuận cung ứng thức ăn chăn nuôi và heo thịt dài hạn mà De Heus sẽ cung cấp cho Masan.

Cụ thể, De Heus sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định heo thịt khỏe mạnh được xây dựng trên nền tảng con giống chất lượng cao từ Topigs Norsvin - một trong những công ty giống hàng đầu trên thế giới, và đạt đủ tiêu chuẩn an toàn chăn nuôi từ trang trại của các khách hàng của mình cho Masan MEATLife.

Với mục tiêu rõ ràng, hợp tác này góp phần khẳng định cam kết của cả hai bên trong việc chuyên nghiệp hóa lĩnh vực chăn nuôi và thúc đẩy năng suất trong toàn bộ chuỗi giá trị đạm động vật.

Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững - Xu thế phát triển tất yếu - Ảnh 2.

Ông Gabor Fluit, TGĐ De Heus Châu Á (trái), tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Masan

Ông Gabor Fluit, Tổng Giám Đốc De Heus Châu Á, cho biết: "Với sự kết hợp này, dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên, tôi có một niềm tin vững chắc rằng chúng ta sẽ tạo ra nhiều hơn nữa những giá trị tích cực cho sự phát triển của ngành, cùng nhau xây dựng nên một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng động vật và chăn nuôi, sẵn sàng cho tương lai tươi sáng trong thị trường thức ăn chăn nuôi đang phát triển ở Việt Nam.

Với ưu tiên hàng đầu là phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt, cá đảm bảo an toàn, tươi ngon, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, với giá cả hợp lý, góp phần hiện thực hóa sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt".

V.T.K
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên