Kỳ vọng dòng tiền sẽ tăng sau kỳ nghỉ lễ
Tết Nguyên đán cận kề, trong lúc người người tất tả chuẩn bị, không ít nhà đầu tư vẫn dành thời gian giao dịch chứng khoán trong phiên hôm nay 19-1-2023 (28 Tết), phiên cuối cùng của năm âm lịch 2022. Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong ngày đạt hơn 13.137 tỉ đồng.
Mặc dù bắt đầu trong sắc đỏ, nhưng nhờ lượng tiền đổ vào mua cổ phiếu chiếm áp đảo nên chỉ số VN-Index khép lại với sắc xanh, chính thức tăng 9,8 điểm (+0,89%), hồi phục về mốc 1.108,08 điểm.
"Chúng tôi kỳ vọng dòng tiền có thể quay trở lại thị trường mạnh mẽ hơn sau kỳ nghỉ lễ và giúp thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự này để hình thành xu thế tăng điểm ngắn hạn", ông Đinh
Về năm 2023, đội ngũ phân tích của chứng khoán SSI nhận định: Cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán đều phải đối diện nhiều thách thức hơn như mức lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh, lượng trái phiếu đến hạn đạt mức cao nhất trong bối cảnh toàn cầu có rủi ro suy thoái và nhu cầu tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát...
Dù vậy, có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc khi các quỹ đầu tư nước ngoài thường có xu hướng giải ngân vào đầu năm.
Không bỏ qua cơ hội kiếm lời trên sàn chứng khoán
Ông Michael Kokalari - chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital - kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào năm tới do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023. Đồng Việt Nam (VND) cũng được cải thiện về tâm lý... Điều này góp phần tác động tích cực lên kênh chứng khoán.
"Nhìn sang năm 2023, có thể nói nhiều sự kiện tiêu cực đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, một số yếu tố đang trở nên tốt lên, đồng thời xuất hiện những yếu tố tích cực mới cho năm 2023. Định giá của thị trường chứng khoán đang ở vùng thấp trong 10 năm trở lại đây, hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, trở ngại cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn", phía VinaCapital chia sẻ thêm.
Cụ thể, thị trường được nâng đỡ khi áp lực về lãi suất và tỉ giá trong nước đã giảm đáng kể, tiền đồng được kỳ vọng sẽ được tiếp tục hỗ trợ bởi dòng vốn từ đầu tư nước ngoài và thặng dư thương mại của Việt Nam, đầu tư công được đẩy mạnh...
Thêm vào đó, vào cuối năm 2022, chỉ số VN-Index giao dịch ở mức P/E (giá/lợi nhuận của một cổ phiếu) cho năm 2023 khoảng 10 lần, vùng định giá rẻ nhất trong 10 năm nay, thấp hơn 30% so với các thị trường mới nổi trong khu vực ASEAN, hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam ở mức 6,5%-7%/năm vẫn có thể thực hiện, nên tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết.
Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, tiêu dùng và áp lực lãi suất vẫn còn cao. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số VN-Index có thể về mức một con số.
Tuy nhiên, từ năm 2024, khi áp lực lạm phát không còn, chính sách tiền tệ được nới lỏng, các khó khăn và thách thức trong nội tại của kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay lại mức hai con số.
Hiện tại hệ thống giao dịch mới KRX đi vào vận hành trong thời gian tới, cũng giúp thị trường chứng khoán đáp ứng được các yêu cầu về nâng hạng lên thị trường mới nổi.
"Điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Quy mô của thị trường chứng khoán sẽ còn mở rộng nhờ vào thanh khoản tăng lên và vẫn còn nhiều doanh nghiệp có khả năng niêm yết mới trong những năm tới.
Cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất năm năm tới và các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này", VinaCapital cho hay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận