14/06/2017 16:30 GMT+7

​Chuẩn bị cho trẻ suyễn đi chơi xa

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Ngày hè khi đi chơi xa, trẻ suyễn dễ có nguy cơ lên cơn suyễn nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Đó là do các nguyên nhân sau:

- Tăng nguy cơ tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

- Liên quan đến phương tiện di chuyển như nấm mốc từ đệm, thảm, hệ thống thông khí, khói xe.

- Khói thuốc lá.

- Stress do vận động nhiều, đi nhiều, ít thời gian nghỉ ngơi.

- Thay đổi thời tiết, khí hậu.

- Thuốc, phương tiện chăm sóc không đầy đủ và thường xuyên.

Để trẻ (và cả gia đình) có chuyến đi chơi xa ngày hè vừa vui vừa khỏe, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ cho trẻ trước khi đi, trên đường đi và ở nơi đến.

Chuẩn bị trước khi đi

Nên đưa bé đi tái khám để bảo đảm bệnh suyễn đang được kiểm soát, có toa thuốc phòng ngừa, cắt cơn, được hướng dẫn cách xử trí khi lên cơn, được hướng dẫn lại cách sử dụng dụng cụ hít, khí dung, được tư vấn về các tác động có thể có và cơ sở y tế nơi đến.

Cần chuẩn bị để mang theo những thứ sau:

- Toa thuốc (nên có 2 bản).

- Mang đủ thuốc phòng ngừa và cắt cơn cho cả chuyến đi, thuốc cần để cả trong hành lý xách tay lẫn hành lý ký gởi.

- Tốt nhất dùng dụng cụ hít định liều (MDI) và buồng đệm.

Chuẩn bị trên đường đi

Cần mang theo bên mình: toa thuốc, thuốc (đặc biệt thuốc cắt cơn), buồng đệm, cho bé mặc quần áo thoải mái, đủ ấm.

Nếu đi bằng xe ôtô, nên mở máy điều hòa với cửa sổ mở trước ít nhất 10 phút. Nếu đường đi nhiều bụi bặm, cần đóng kín cửa sổ, mở máy điều hòa (chế độ một chiều), tránh người hút thuốc lá và cần uống đủ nước trên đường đi.

Chuẩn bị ở nơi đến

Tiếp tục dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn. Luôn luôn mang theo mình thuốc cắt cơn.

Tránh các chất dễ gây dị ứng, yếu tố có thể làm khởi phát cơn (từ nơi ở, môi trường, thức ăn, khói thuốc lá… đến các loại hình gắng sức không phù hợp).

Đối với các loại thức ăn “đặc sản”, cũng không nên cho các cháu mắc bệnh suyễn ăn số lượng nhiều hay nhiều món mới cùng lúc (đặc biệt là hải sản, nhất là các loại có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc).

Nên biết địa chỉ, số điện thoại nơi cấp cứu gần nhất.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên