25/05/2017 16:15 GMT+7

​Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Hen suyễn là bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài, nơi ta sinh sống hàng ngày.

Có môi trường sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giúp cho việc điều trị có kết quả hơn, hạn chế nhu cầu dùng thuốc.

Dị nguyên trong nhà

Trong nhà ở có nhiều thứ có thể làm cho cơn hen suyễn phát sinh hay nặng thêm, có thể kể: mạt nhà, động vật có lông mao (chó, mèo), nấm mốc…

Khi môi trường nhà ở có ít dị nguyên, ta sẽ ít tiếp xúc với dị nguyên có hại, vì thế triệu chứng hen suyễn sẽ giảm. Trẻ em sống trong nội thành có nguy cơ bị hen suyễn dị ứng, nếu làm sạch nhà ở, sẽ làm sạch được các dị nguyên, từ đó giảm các dạng bệnh hen suyễn.

Dị nguyên ngoài nhà

Có nhiều loại phấn hoa có nguy cơ gây cơn hen suyễn, riêng ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, cần lưu ý các loại phấn hoa từ hoa mía, dừa, cau, trầu, cây phi lao…

Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà

- Tránh hút thuốc lá chủ động và thụ động:

+ Hút thuốc thụ động: khói thuốc từ người khác sẽ làm tăng số lượng và độ nặng các triệu chứng ở trẻ em bị hen suyễn, do đó không được hút thuốc trong phòng trẻ ở.

+ Hút thuốc chủ động: người bị hen suyễn hút thuốc chủ động sẽ bị tăng triệu chứng hen suyễn, giảm chức năng phổi, giảm hiệu quả của các loại thuốc trị hen suyễn, do đó người bệnh hen suyễn không được hút thuốc.

Chất gây ô nhiễm không khí bên ngoài nhà ở

Ô nhiễm không khí làm nặng thêm triệu chứng hen suyễn, làm trầm trọng thêm việc tiếp xúc với các dị nguyên. Trong không khí, các chất gây ô nhiễm là: ozone, nitrogen oxides, khí dung axit, các chất thể hạt. Ngoài ra, việc thay đổi thời tiết, khí hậu, khi có mưa bão, bụi và ô nhiễm, tăng các dị nguyên hô hấp, thay đổi nhiệt độ/độ ẩm cũng ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn.

Ở các bệnh nhân mà bệnh hen suyễn đã được điều trị kiểm soát tốt, thì không cần tránh các yếu tố thời tiết bất lợi. Còn ở bệnh nhân chưa được điều trị kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thì nên lưu ý:

- Tránh gắng sức thể lực khi trời lạnh, độ ẩm thấp, ô nhiễm cao;

- Tránh những nơi có khói thuốc và khói bụi;

- Ở trong phòng có môi trường được kiểm soát tốt.

Thức ăn và phụ gia

Dị ứng thức ăn ít được ghi nhận là yếu tố khởi phát trong bệnh hen suyễn, chỉ chủ yếu ở trẻ em. Chỉ kiêng loại thức ăn gây dị ứng khi có triệu chứng rõ:

- Chất Sulffites: (cà chua, tôm, trái cây khô, bia, rượu vang) tùy vào loại thức ăn, mức độ thừa sulfite, mức mẫn cảm, hình thức sulfite thừa, cơ chế gây bệnh do sulfite mà có ảnh hưởng khác nhau đến bệnh hen suyễn.

- Chất màu vàng (Tartrazine): benzoate, bột ngọt, ít tác dụng gây bùng phát cơn hen suyễn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên