24/11/2019 17:24 GMT+7

Chữa khỏi bệnh nặng, bác sĩ nổi tiếng có phải là giỏi?

PHA LẬP
PHA LẬP

TTO - Nói chuyện với nhau, người dân bảo bác sĩ A. có tiếng/nổi tiếng nghĩa là giỏi, dù ai bệnh nặng gặp bác sĩ cũng sẽ được chữa khỏi. Nhưng có những bác sĩ giỏi hơn thì nhiều người không biết.

Chữa khỏi bệnh nặng, bác sĩ nổi tiếng có phải là giỏi? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong một lần đi thực tế tại một bệnh viện - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ trước ngày rời ghế "nóng" bộ trưởng ngành y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến có đề cập hai ý sau. 

Thứ nhất, một trong những điều ưng ý nhất của bà Kim Tiến là "nhiều bệnh viện, khoa điều trị được đầu tư xây mới, mở ra với điều kiện khang trang hiện đại, trang thiết bị không kém so với các nước trong khu vực". Thứ hai, "vấn đề chưa ưng ý nhất là y tế dự phòng".

Hiểu theo cách khác, việc chữa bệnh đã phát (điều trị) được quan tâm, đầu tư tốt hơn việc chữa bệnh chưa phát (dự phòng).

Biến Thước - một trong tứ đại danh y thời cổ đại bên Trung Quốc, có hai người anh cũng làm thấy thuốc. Tương truyền, Ngụy Văn Vương biết chuyện đó mới hỏi: "Trong ba anh em ngươi, người nào giỏi nhất?", Biến Thước đáp: "Anh cả giỏi nhất, anh hai thứ nhì, còn hạ thần thuộc hạng thấp nhất".

Vua hỏi: "Thế tại sao các anh ngươi không nổi tiếng như ngươi?", Biến Thước đáp: "Anh cả thần chữa bệnh ngay khi bệnh chưa hình thành. Khi người ta chưa cảm thấy bệnh tật đe dọa thì đã được anh ấy chữa khỏi rồi. Anh thứ hai chữa khi bệnh còn nhẹ, mới phát, hễ chữa là khỏi. Do đó, người ta cho rằng hai anh ấy chỉ chữa được các bệnh nhẹ. Còn thần chữa khi bệnh đã nghiêm trọng, khiến người bệnh rất đau khổ, tính mệnh bị đe dọa, nên thần nổi tiếng nhất".

Bà Kim Tiến khởi quan từ Viện Pasteur TP.HCM, một đơn vị thiên về phòng bệnh. Nên hơn ai hết bà biết rõ lợi ích của việc chữa bệnh khi bệnh chưa phát vì đầu tư phòng bệnh hiệu quả hơn đầu tư chữa bệnh ít nhất hai lần.

Tuy nhiên, khi làm lãnh đạo Bộ Y tế, bà cũng không thể cưỡng lại tâm lý xã hội ưa chuộng thầy thuốc nổi tiếng (chữa bệnh) hơn là thầy thuốc thầm lặng (phòng bệnh).

Từ năm 2008, Quốc hội đã có nghị quyết yêu cầu phải dành 30% chi ngân sách y tế cho dự phòng nhưng thực tế, nhiều địa phương chỉ dành tầm 20% cho công tác này.

Vậy theo tôi, muốn biết lý do thiên lệch nêu trên thì cần phải điều tra kỹ để có giải pháp mạnh chi đủ 30% cho dự phòng và tiến lên chi 50% như nhiều nước trên thế giới. Chứ không nên thiên về sự "nổi tiếng". 

Vậy nên người xưa mới có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh" là vậy.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến chính thức rời ‘ghế nóng’ bộ trưởng Bộ Y tế Bà Nguyễn Thị Kim Tiến chính thức rời ‘ghế nóng’ bộ trưởng Bộ Y tế

TTO - Cách đây ít phút, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn miễn nhiệm "ghế nóng" với bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, và miễn nhiệm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.

PHA LẬP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên