Chủ nhật, ngày 24 tháng 1 năm 2021
Choáng với bản đồ đánh bắt thủy sản thế giới
TTO - Theo Liên hiệp quốc, khoảng 58,1% mẻ cá đại dương trên toàn cầu là đánh bắt tận diệt, 31,4% là khai thác quá mức cho phép.

Những chấm vàng là khu vực đánh bắt thủy sản đông đúc trên thế giới - Ảnh: Science
Biển và đại dương chiếm khoảng 70% diện tích Trái đất, trong đó khu vực con người đánh bắt thủy sản chiếm đến 55%. Con số này gấp 4 lần diện tích đất con người sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi, vốn chiếm 34% diện tích đất liền.
Số liệu thống kê được đăng trên tạp chí khoa học Science nhằm cảnh báo tình trạng đánh bắt cá quá mức, nhất là ở những vùng biển quốc tế lâu nay vốn khó kiểm soát.
Trong 15 năm trở lại đây, các tàu đánh cá thương mại đều được trang bị hệ thống định vị tự động giúp các tàu có thể hạn chế va chạm trên biển.
Cũng nhờ vào hệ thống định vị này, các nhà khoa học có thể biết được sự phân bổ số lượng tàu đánh cá trên thế giới, từ đó đưa ra những biện pháp giúp cân bằng hệ sinh thái môi trường biển.
Nhờ vào máy tính, các nhà khoa học theo dõi 22 tỉ vị trí của 70.000 tàu cá từ năm 2012 đến năm 2016 để mô tả thành một bản đồ hoạt động đánh bắt thủy sản trên đại dương.
Bản đồ cho thấy phần lớn hoạt động đánh bắt cá diễn ra trong những vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia, rộng 200 hải lý (khoảng 370 km) tính từ đường cơ sở.
Bên cạnh đó vẫn có nhiều "điểm nóng" khai thác thủy sản nằm trong vùng biển quốc tế. Những nơi đông đúc bao gồm vùng biển đông nam Nam Mỹ, vùng biển phía đông Trung Quốc, Tây Phi, châu Âu và Địa Trung Hải.
Cũng theo thống kê trên, chỉ trong năm 2016, các tàu được theo dõi di chuyển 40 triệu giờ trên biển với khoảng 460 triệu km, gấp khoảng 600 độ dài chuyến đi "khứ hồi" giữa mặt trăng và Trái đất.

Trung Quốc dẫn đầu về đội tàu cá đánh bắt trái phép - Ảnh: AFP
Điều đáng ngạc nhiên là chỉ 5 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã chiếm đến 85% các đội tàu ở vùng biển quốc tế, nằm ngoài khu vực đặc quyền kinh tế của quốc gia.
Số lượng khai thác ngoài chủ quyền quốc gia và khai thác thủy sản bất hợp pháp dự kiến tăng lên cùng với tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Tờ The Washington Post cho biết năm 2014 ở Mỹ, 20-32% lượng cá nhập khẩu vào quốc gia này có nguồn gốc đánh bắt trái phép.
Còn theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) hiện nay 31,4% mẻ cá đại dương trên toàn cầu là khai thác quá mức cho phép. Đồng thời khoảng 58,1% mẻ cá đại dương trên toàn cầu là đánh bắt tận diệt.
"Đây là vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta cần đảm bảo môi trường biển ổn định giúp sinh vật tồn tại", cựu ngoại trưởng John F.Kerry bày tỏ quan ngại về vấn đề đánh bắt cá trái phép trên tờ The Washington Post.
-
TTO - Phim 'Trạng Tí' có kinh phí 43 tỉ đồng, êkip 500 người, làm hơn 3 năm. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khẳng định mong ước làm bộ phim điện ảnh hoành tráng cho trẻ em Việt Nam.
-
TTO - Gần bốn tháng qua, nghi phạm Khúc Thanh Bình giả danh cán bộ viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội của nhiều nạn nhân bằng thủ đoạn hỗ trợ dịch vụ quản lý, kiểm soát tài khoản cá nhân trên mạng xã hội.
-
TTO - Để đảm bảo an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ các hoạt động của đại hội, Công an Hà Nội thông báo điều chỉnh thời gian cấm đường và tăng khung giờ trên các tuyến cấm bổ sung.
-
TTO - Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông ngày 23-1 nhằm "thúc đẩy quyền tự do trên biển". Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ tới Biển Đông dưới thời Tổng thống Joe Biden.
-
TTO - Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn cảnh báo việc luận tội cựu tổng thống Donald Trump sẽ dẫn tới khả năng luận tội các cựu tổng thống Dân chủ, nếu Đảng Cộng hòa giành lại thượng viện sau hai năm nữa.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận