25/04/2024 16:00 GMT+7

Đừng bao giờ trở thành bác sĩ 5 điểm

Đừng để bác sĩ tốt nghiệp đại học xong nhưng không được tuyển dụng do chưa đủ trình độ, phải chạy xe ôm rồi quay ra ta thán.

Khối ngành sức khỏe trở thành ngành hot được nhiều sinh viên quan tâm và ưu tiên lựa chọn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Khối ngành sức khỏe trở thành ngành hot được nhiều sinh viên quan tâm và ưu tiên lựa chọn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn đọc phản hồi sau bài viết Thêm trường đào tạo y khoa, thêm lo bác sĩ thiếu năng lực, điều dưỡng yếu tay nghề.

Sinh mạng bệnh nhân trong tay bác sĩ

Theo độc giả Nguyễn Quốc Phương: "Bác sĩ nắm sinh mạng bệnh nhân trong tay. Nếu chất lượng bác sĩ kém sẽ là tai họa cho người bệnh. Vì thiếu bác sĩ mà cho phép đào tạo tràn lan kém chất lượng thì rất nguy hiểm".

Bạn đọc Hang Minh chia sẻ: "Cách đây 30 năm, có một vị giáo sư trường đại học y khoa nói với sinh viên rằng đừng bao giờ trở thành bác sĩ 5 điểm! 5 điểm cũng tốt nghiệp, cũng thành bác sĩ, nhưng vì trách nhiệm nghề nghiệp nên phải là một bác sĩ giỏi".

Cùng quan điểm, bạn đọc Hoàng Đình Hiền viết: "Đào tạo có chất lượng là hàng đầu, điều này ngay cả một số trường công còn chưa đạt thì nói gì đến trường tư địa phương. Nhất thiết mô hình viện - trường có đủ thì mới được đào tạo y khoa".

Tài khoản BS bình luận: "Bệnh nhân thiếu bác sĩ thì chưa chết liền, nhưng vô tay bác sĩ kém thì nguy cơ chết rất nhanh. Mở đào tạo bác sĩ tràn lan không những thiếu cơ sở thực tập mà còn thiếu cả người thầy giỏi để giảng dạy".

"Khi sinh viên quá đông, khâu thực hành, thực tập gần như không còn thực chất nữa, mà chỉ là kiến tập. Quá đông sinh viên đi thực tập ở bệnh viện thì chỉ biết đứng xem thôi, đôi khi không còn chỗ để đứng xem nữa", bạn đọc Tho lo lắng.

Hậu quả từ đào tạo y khoa tràn lan được bạn đọc Nguyễn Sơn chỉ ra: "Mình thấy có nhiều em học y khoa ra trường, có người làm việc không đúng chuyên môn, có người không tìm được việc phù hợp". Thậm chí, như bạn đọc Hang Minh cảnh báo: Không ít người tốt nghiệp bác sĩ nhưng không được tuyển dụng do chưa đủ trình độ, phải chạy xe ôm rồi quay sang ta thán!

Siết khâu hành nghề

Nhiều bạn đọc kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ tương lai.

Bạn đọc Trong đề xuất: "Nên tập trung nâng cao chất lượng hơn nữa cho các trường y dược công lập để tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Hoặc phải quy định chặt chẽ, đòi hỏi chất lượng cơ sở vật chất, giảng viên, đầu vào phải ở mức cao mới cho mở ngành, tránh cấp phép tràn lan".

Cùng góc nhìn, bạn đọc Trương Kiệt chia sẻ: "Phải xem lại việc cấp phép đào tạo y dược có dễ dàng hay không? Nếu có thì phải nâng cao hơn để đảm bảo tối thiểu cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên cho ngành nghề đặc biệt này. 

Siết chặt kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề. Bác sĩ học ra trường mà lơ mơ thì không được cấp phép hành nghề, từ đó buộc trường đào tạo thay đổi chất lượng giảng dạy".

Độc giả MrLinh có ý kiến: "Quan trọng là có quy định cho sinh viên y khoa tiếp cận và thực tập tại các bệnh viện lớn, tuyến cuối, tiếp cận tất cả các bệnh án điều trị thành công được mã hóa, và sự chỉ dẫn tận tâm của bác sĩ đàn anh, đàn chị".

Theo bạn đọc DOHA: "Ở châu Âu, sau khi tốt nghiệp 5 năm ngành y thì phải làm bác sĩ nội trú 2 năm trở lên, tùy theo chuyên ngành mới chính thức được cấp chứng chỉ làm bác sĩ".

Thêm trường đào tạo y khoa, thêm lo bác sĩ thiếu năng lực, điều dưỡng yếu tay nghề Thêm trường đào tạo y khoa, thêm lo bác sĩ thiếu năng lực, điều dưỡng yếu tay nghề

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, sức khỏe - y dược cũng trở thành ngành hot khiến nhiều cơ sở đào tạo xin mở ngành hoặc chuyên đào tạo y khoa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên