01/06/2011 10:14 GMT+7

Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?

THẢO ANH (TP.HCM)
THẢO ANH (TP.HCM)

TTO - Trả lời cho câu hỏi Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?, bạn Thảo Anh (TP.HCM) đã gửi đến diễn đàn ý kiến của mình: người trẻ chẳng cần "chỉnh gu nghe nhạc" vì đâu có nghĩa nghe nhạc "té ghế" là... hư tai.

Bạn ủng hộ hay phản đối ý kiến này?

tSQ9xbB3.jpgPhóng to
Phi Thanh Vân diễn xuất trong clip ca nhạc Tâm hồn là vĩnh cửu - Ảnh chụp từ clip

Tôi nghe nhạc "té ghế" nhưng không nghĩ mình... "hư tai"

Tôi thuộc thế hệ 8X đời cuối, đang làm việc tại TP.HCM và cũng có không ít cơ hội thưởng thức âm nhạc qua nhiều "kênh" khác nhau từ "thượng vàng" đến "hạ cám".

Về câu chuyện nhạc "té ghế", nhiều người đang lo lắng gu âm nhạc của một bộ phận thế hệ trẻ chúng tôi đang có "vấn đề" và có vẻ sốt ruột tìm cách uốn nắn, chỉnh đốn. Bản thân tôi nghĩ rằng đây là động tác thừa bởi nghe nhạc "té ghế" đâu có nghĩa là... hư tai, hay tệ hơn là... hư thân?

Bản thân các clip ca nhạc, các bài hát được "dán nhãn té ghế" trong thời gian qua như "Mặt trái của sự thật" của HKT, "Nói dối" của Phương My, "Tâm hồn là vĩnh cửu" của Phi Thanh Vân... đạt được hàng triệu lượt xem trên cộng đồng mạng - con số đáng mơ ước của bất kỳ sản phẩm âm nhạc nào, kể cả những sản phẩm được cho là "cao cấp".

Tôi tin rằng con số truy cập ấy ngoài việc phản ánh mức độ tò mò còn phần nào nói lên nhu cầu giải trí tức thời. Xem xong, nghe xong bật cười, hào hứng chia sẻ qua mạng với bạn bè, giải tỏa phần nào stress... vậy thì điều đó vẫn được xem là một lợi ích mà loại nhạc này mang lại. Mà đã là giá trị thì dù ít hay nhiều cũng cần được nhìn nhận!

Thêm nữa, bạn trẻ chúng tôi cũng vốn thích những cái là lạ, độc độc, khác người một tí... và thường chính những cái đó khiến chúng tôi nhớ lâu. Đó là kiểu tóc của nhóm HKT dễ khiến mọi người liên tưởng đến nhân vật truyện tranh Songoku trong bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng; là Phương My hóa trang mang hơi hướm Lady Gaga, là Phi Thanh Vân dám đội lá chạy vòng vòng và lấy dép làm micro... Tôi nghĩ làm được những việc đó cũng cần lắm bản lĩnh, sự dũng cảm... Nếu nghĩ theo hướng họ đã "hi sinh" để tạo một hình ảnh mang ít nhiều tính giải trí thì họ vẫn có nét đáng yêu, đáng mến. Và tôi cũng nghĩ rằng, trong quá trình tạo ra clip ấy, họ cũng nỗ lực hết sức mình!

Bên cạnh đó, nếu xem âm nhạc là một bữa tiệc thì không thể nào yêu cầu tất cả các món có cùng mùi vị như nhau. No nê cao lương mĩ vị thì tất có lúc thèm những món bình dân ở chốn vỉa hè. Và chính trong những lúc đó, những món bình dân vỉa hè lại có vị trí nhất định trong... lòng mình.

Tôi đến với nhạc "té ghế" vì tò mò, vì để nhanh chóng giải tỏa căng thẳng giữa bộn về lo lắng.

Vậy các bạn nghĩ tôi có còn cần ai chỉnh sửa gu nghe nhạc giúp không?

YYy7xvN3.jpgPhóng to
Kiểu tóc "lạ" của một thành viên nhóm HKT khi biểu diễn ca khúc Mặt trái của sự thật - Ảnh chụp từ clip

Cứ để hát cho vui, đổi gu làm gì?

Nhạc nghe thì cũng phải vui chứ! Ngày xưa chiến tranh, đời sống còn nhiều khó khăn thì nhạc trầm tĩnh, sâu sắc, bây giờ đời sống khởi sắc, giới trẻ sống thoáng hơn thì âm nhạc cũng phải sôi động hơn, gu âm nhạc cũng phải do thời thế mà ra chứ đâu phải do bản thân mình không.

Cứ để những loại nhạc của Phi Thanh Vân, Phương My hát cho nó vui đi, còn kêu gọi đổi gu nhạc nữa, phức tạp quá!

Ai thích nghe thì nghe

Những lại nhạc này đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ phần người nghe, thậm chí có những bạn trẻ rất say mê và cuồng nhiệt với thứ nhạc mà nhiều người nghe thấy "chói tai" ấy. Vậy nên những bài hát lố lăng như thế mới có chỗ đứng và tồn tại. Thế nên tôi nghĩ cứ để nó tiếp tục diễn ra, cũng chẳng sao! Ai thích thì vẫn nghe! Vậy thôi!

Thích hay không thích là tùy bản thân

Nghe nhạc là một trong những loại hình giải trí đặc biệt và dễ tác động nhất đến hành vi, thái độ, tinh thần của chúng ta nhất (khi buồn nghe một ca khúc buồn thì sẽ thấy bài đó thật hay; khi vui nghe một bài nhạc sôi động, trẻ thì thấy cuộc sống thật sinh động). Vì vậy, khó mà có thể kết luận được ai đúng, ai sai, ai có ý kiến tốt hơn và ý kiến đó không được chấp nhận tại đây cả.

Quan trọng ở chính mỗi người chúng ta, bằng kinh nghiệm cuộc sống đề đánh giá và xác nhận đúng sai, tốt xấu thôi. Khi xác định rồi thì việc tham gia hay không tham gia, thích hay không thích thì tùy bản thân mình. Và cái không hay, không tốt, không hợp quy luật, không hợp thời... sẽ tự động bị đào thải.

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
THẢO ANH (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên