Phóng to |
Clip Mặt trái của sự thật của nhóm HKT khiến nhiều người nghe xong muốn nổi da gà vì...nhảm - Ảnh: chụp từ clip |
Nhạc...ngu!
Không học hành nhiều lắm, nhưng tôi và nhóm bạn thường phải dùng từ "nhạc ngu" để nói về thể loại nhạc này. Đôi khi cả đám bạn vào quán cafe gần nhà yêu cầu bà chủ "cho ít nhạc ngu" ngồi nghe rồi cười cũng giảm được ít stress.
Nhạc hay ngôn ngữ ...cãi nhau?!
Nhạc mà cứ như lời lẽ "chợ búa" ẩu đả nhau vậy, hát cứ như hét vô mặt người ta. Tôi không thích nhạc như vầy. Ngoài ba bài trên còn có rất... rất nhiều ca khúc có lời lẽ tương tự như vậy, kể cả phần nhạc của một số ca cũng cũng rất gớm
Ngày nay có rất nhiều, rất nhiều ca khúc như vậy. Buồn thật, nghe mà muốn rụng rời. Có lẽ ngày nay cuộc sống tất bật hối hả quá nên cũng có những ca khúc nghe lần là hiểu, hiểu rồi lại quên đi, không để lại chút ấn tượng, không lắng đọng gì trong lòng người nghe. "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông. Một trưa nắng cho bao tâm hồn" - Những bài hát có giá trị như vậy sẽ sống mãi với thời gian.
Âm nhạc kiểu đó không khích lệ nổi con người
"Tiếng hát át tiếng bom" - 1 câu nói đã nói lên sức mạnh của tiếng hát như thế nào trong thời đạn bom kinh khủng nhất, tinh thần con người phải chịu nhiều tổn thương nhất. Những ca khúc, những lời ca tiếng hát thời kháng chiến đã chạm được vào trái tim, đã làm sống dậy tinh thần cả một dân tộc ngay trong thời bom đạn kinh khủng nhất. Cũng như Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tâm sự: "Ca khúc Việt Nam trong cả hai cuộc kháng chiến đều bộc lộ một tinh thần rất lạc quan, một niềm tin mãnh liệt. Họ tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, họ hòa trộn và đồng nhất tư cách cá nhân của mình với tư cách của toàn dân tộc, niềm tự hào cá nhân mình với niềm tự hào toàn dân tộc và họ tin rằng, mặc dù có thể hy sinh xương máu thì cuối cùng thắng lợi vẫn tới, nên đã làm nên dòng chảy sâu sắc trong các ca khúc cách mạng".
Hơn thế nữa, cho đến tận ngày nay, những lời ca tiếng hát đó vẫn sống mãi, vẫn đầy sức lôi cuốn người nghe như Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Mẹ Việt Nam anh hùng, Tiếng chày trên sóc BomBo, Chào em cô gái Lam hồng, Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tự nguyện v...v...
Còn hiện nay, những lời ca tiếng hát đã mất đi tác dụng của nó, đã mất đi động lực khích lệ tinh thần sống, khích lệ con người biết sống, biết cùng nhau xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Cần tăng thêm vốn ngôn ngữ cho các tác giả
Sự nở rộ của mấy ca khúc loại này không phải chỉ mới bắt đầu, mà đã có từ ít nhất 1, 2 năm gần đây. Trình độ người viết quá tồi, không đủ tư duy; người hát cũng không có tư duy gì, dẫn đến người nghe phải nhận lấy những sản phẩm tồi từ những người không đủ tầm và năng lực nhưng lại muốn nổi tiếng nhanh chóng.
Ai cũng có đam mê và có quyền thực hiện đam mê của mình nhưng thứ đam mê biến mình thành trò cười và ảnh hưởng đến thị hiếu số đông - đặc biệt là giới trẻ - thì thật đáng phê phán. Nhưng trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan chức năng, những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt trước khi một sản phẩm nghệ thuật đến được với công chúng. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ của mình, chúng ta đành chọn cách tẩy chay những sản phẩm loại này vậy
Đang đọc hay đang hát?
Đây giống như các "ca sĩ" đang đọc nhưng có nhịp đệu thôi chứ chẳng phải là 1 bài hát, lời ca khúc quá tầm thường, tác phong không giống ai, không biết những "ca sĩ" có qua trường lớp đào tạo nào hay chưa, hay chỉ vung tiền ra để rồi được "lăng xê" lên thành "ca sĩ". Tôi không hiểu sao họ lại dám trình diễn những ca khúc như vậy, quá coi thường khán giả...
Không biết gì về văn chương
Tại sao nở rộ ca khúc nghe muốn "té ghế"? Vì nhạc sĩ của những ca khúc đó đã hết từ ngữ "bằng phẳng" mà chỉ có những từ ngữ "shock" để viết, nên khi ghe những bài hát đó "shock", "té ghế" là phải. Thật sự cần tăng thêm vốn ngôn ngữ và trình độ văn chương cho những tác giả "thích làm" cho người nghe "té ghế".
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop? Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa? Vì sao có hiện tượng "nở rộ?" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe? Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không? Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"? Mời bạn đọc tham gia ý kiến cho hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop" |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận